Gà đồi Năm Dung trở thành sản phẩm OCOP
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, xã óa Quỳ đã và đang khuyến khích người dân phát triển loại hình chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi gia cầm theo hướng nông nghiệp sạch.
Nắm bắt xu thế sử dụng thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường, trong những năm gần đây trên địa bàn xã đã có nhiều hộ dân triển khai nuôi gà thả đồi quy mô lớn liên kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Điển hình có thể kể đến hộ gia đình ông Lê Đình Tái, thôn Quảng Hợp, xã Hóa Quỳ là một trong những hộ đầu tiên của xã nuôi gà thả đồi và đi đầu trong việc thực hiện liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Năm 2017, hộ gia đình ông Tái cùng với 2 hộ khác đã được chọn để tham gia mô hình phát triển chăn nuôi gà bản địa thả vườn – đồi theo hình thức liên kết chuỗi giá trị với Công ty CP GASAVI mở tại thành phố Thanh Hóa. Trong chuỗi liên kết, công ty sẽ cung cấp giống, thức ăn, vắc xin, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo đúng quy trình và thu mua toàn bộ sản phẩm. Với quy mô nuôi khoảng 1.000-1.500 con/lứa/hộ, sau 4 tháng chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của công ty, sản lượng đạt 3 tấn/hộ, doanh thu khoảng 180 triệu đồng. Trừ chi phí, mỗi hộ thu lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/lứa.Trung bình 1 năm có thể sản xuất được 2 đến 3 lứa cho thu nhập bình quân từ 60 – 100 triệu đồng/năm/hộ.
Nhiều gia đình đã thoát nghèo và đi lên từ việc chăn nuôi gà thả đồi theo hướng liên kết, nhưng thành công nhất phải kể đến hộ gia đình anh Hoàng Ngọc Năm (thôn Quảng Hợp, xã Hóa Quỳ) là doanh nghiệp tiên phong sản xuất gà sạch thả đồi ở Hóa Quỳ. Xuất phát điểm cách đây 7 năm, gia đình anh cũng là một trong những hộ được chọn tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ gà đồi với công ty GASAVI. Từ thành công của mô hình, anh đã nhận thấy liên kết sản xuất – tiêu thụ là hướng đi đúng.
Năm 2018, anh đã mạnh dạn thành lập công ty CP Nông nghiệp sạch Như Xuân với hơn 50 thành viên và đứng ra thu mua lại gà sống của nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn về để chế biến, tiêu thụ. Để nâng cao giá trị của sản phẩm, anh quyết định vay vốn mở rộng quy mô sản xuất và mua sắm máy móc, trang thiết bị chế biến gà sạch thả đồi đóng túi hút chân không. Sản phẩm làm ra có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên được thị trường đón nhận và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sau nhiều năm thành lập công ty đã có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho lao động lên hơn 6 triệu đồng/tháng và giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện tại sản phẩm gà đồi Năm Dung đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Thanh Hóa.
Trong liên kết sản xuất – tiêu thụ gà đồi thả vườn tại Hóa Quỳ, các hộ tham gia phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình mà công ty đề ra để sản phẩm làm ra có được chất lượng tốt nhất, đáp ứng được các tiêu chí của gà sạch và vệ sinh ATTP. Khi liên kết với doanh nghiệp, các hộ dân được cung ứng giống gà, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc gà, đồng thời doanh nghiệp ký cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.Giống gà được chọn nuôi là giống gà ri lai chọi bản địa nổi tiếng là thịt chắc và thơm ngon, có sức đề kháng tốt, phù hợp với địa hình đồi núi và khí hậu ở địa phương, thích hợp nuôi cả 4 mùa trong năm để phát triển đàn. Đồng thời, sử dụng nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên như ngô, lúa và hạn chế sử tối đa sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh cho đàn gà (chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi do công ty cung cấp). Vì tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất gà sạch nên sản phẩm làm ra đã đáp ứng được thị trường và được người tiêu dùng đón nhận.
Để nâng cao giá trị kinh tế từ chăn nuôi gà, năm 2021, xã Hóa Quỳ phối hợp với UBND huyện Như Xuân đã đăng ký thành công chứng nhận OCOP cho sản phẩm gà đồi Năm Dung. Ngoài ra, huyện vẫn tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà đồi cho người dân. Đồng thời, hướng dẫn các trang trại, hộ dân thực hiện chăn nuôi gà liên kết theo chuỗi giá trị ứng dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm gà trên địa bàn huyện. Nhờ thực hiện thành công liên kết sản xuất – tiêu thụ gà đồi trên địa bàn huyện Như Xuân đã trở thành điểm sáng trong sản xuất chăn nuôi của vùng, giúp nhiều hộ dân không những thoát nghèo thành công mà còn vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương. Từ thành công của mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ được kỳ vọng sẽ nhân rộng ra nhiều địa phương trên cả tỉnh, giúp cho đời sống của bà con vùng cao ngày càng được nâng cao.
- Xã Hóa Quỳ tăng cường chỉ đạo ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông nhằm làm giảm tai nạn giao thông
- Phong trào hiến đất làm đường, xây dựng nông thôn mới đã được lan tỏa trên địa bàn xã Hóa Quỳ.
- CÔNG ĐIỆN KHẨN Về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản
- Gà đồi Năm Dung trở thành sản phẩm OCOP
- Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023
- Những đổi thay từ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên quê hương Như Xuân
- Nông dân huyện Như Xuân thu nhập hơn 250 triệu đồng/ha từ cây dưa hấu
- kế hoạch hành động thực hiện chỉ thị số 12
- cải tạo vườn tạp nâng cao giá trị thu nhập
- Hội thảo khoa học: cán bộ, công chức huyện Như Xuân học tập và làm theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289