Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá

lịch sư hình thành của xã Hóa Quỳ

Đăng lúc: 09:02:48 20/10/2017 (GMT+7)
100%
Print

lịch sử hình thành của xã Hóa Quỳ

    UBND HUYỆN NHƯ XUÂN                        NỘI  DUNG TƯ LIỆU

      XÃ HÓA QUỲ               PHỤC VỤ BIÊN SOẠN ĐỊA CHÍ HUYỆN NHƯ XUÂN           

             

                   I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC

1.Vị trí, diện tích và vị thế địa lý

1.1.Vị trí địa lý:

Hóa Quỳ là xã miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Như Xuân, có tọa độ 105024’02” kinh độ đông, 19038’32 vĩ độ bắc; cách trung tâm huyện 4,5 km, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa khoảng 62 km. Phía Bắc xã Hóa Quỳ giáp xã Cát Tân, Yên Lễ; phía Nam giáp xã Xuân Quỳ, Xuân Hòa; phía Đông giáp xã Bình Lương, phía Tây giáp xã Cát Vân, Xuân Quỳ.

    1.2. Vị thế địa lý của xã:

Với đặc điểm của một xã trung tâm huyện, có đường Hồ Chí Minh đi qua, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp khá lớn, thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và sản xuất nông lâm nghiệp nên trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Hóa Qùy đã có nhiều cố gắng phát huy thế mạnh của địa phương, vượt qua khó khăn thách thức, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để tập trung phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.

2. Diện tích tự nhiên:

      Tổng diện tích tích tự nhiên: 2654,90 ha.      Trong đó:

    -  Diện tích đất nông nghiệp (a+b+c+d) : 2399,11 ha (chiếm 90%)       

   a). Đất sản xuất nông nghiệp: 1504,38 ha       

   Cây hàng năm  

          + Đất trồng lúa : 155,82 ha

          + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi  :5 ha

          + Đất trồng cây hàng năm khác : 126,34 ha       

  Cây lâu năm      

          + Cây công nghiệp lâu năm : 1222,22

          + Cây ăn quả :……….  

          + Cây lâu năm khác :15 ha

   b) Đất lâm nghiệp :

          + Đất rừng sản xuất : 188,95 ha      

          + Đất rừng phòng hộ     : 521,22 ha

          + Đất rừng đặc dụng      : 100 ha

     c). Đất nuôi trồng thuỷ sản : 84,56 ha  

          + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 84,56 ha

    d)  Đất nông nghiệp khác :

   -  Diện tích đất phi nông nghiệp: 250,07 ha (chiếm 9,3%  %)

   - Diện tích đất chưa sử dụng: 5,72 ha ha (chiếm 0,7 %)      

3. Dân cư  và dân tộc

 3.1. Quá trình phát triển dân cư

        a) Tổng dân số năm 1996 ( thời điểm chia tách huyện Như Xuân): 4359 người. Trong đó: Nam: 2104 người, Nữ: 2255 người.

       a) Tổng dân số năm 1999: 4451 người. Trong đó: Nam: 2176 Nữ: 2275 người

       c) Tổng dân số năm 2009: 4660 người. Trong đó: Nam: 2206 Nữ: 2454

        d) Tổng dân số hiện nay:  Năm 2016: 5120, hiện nay: 5221 người. Trong đó: Nam: 2701 người, Nữ: 2520 người.

3.2. Mật độ dân số hiện nay : 197 người/km2

  3.3. Cơ cấu dân số theo theo trình độ văn hóa

      a) Tỉ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết:

- Năm 2009: 90%

- Năm 2016: 95%

b)  Giáo dục phổ thông có chất lượng

         - Năm hoàn thành phổ cập THCS: 2015.

   3.4. Dân số trong độ tuổi lao động hiện nay (2015, 2016):

Năm 2015: 3110 người ( chiếm %); Trong đó: Nam: 1539 người ; Nữ: 1571 người

Năm 2016: 3275 người ( chiếm %); Trong đó: Nam: 1634 người ; Nữ: 1641 người

  3.5. Dân số lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua một số năm:

- Năm 2015:

         a) Lao động nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản: số lượng người:1741, Tỉ lệ 56%.

         b) Lao động công nghiệp - thủ công nghiệp- xây dựng: số lượng người: 559, Tỉ lệ 18%.

         c) Lao  động dịch vụ: số lượng người: 810, Tỉ lệ 26%.

- Năm 2016:

         a) Lao động nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản: số lượng người: 1572, Tỉ lệ 48%.

         b) Lao động công nghiệp - thủ công nghiệp- xây dựng: số lượng người: 720, Tỉ lệ 22%.

         c) Lao  động dịch vụ: số lượng người: 982, Tỉ lệ 30%.

3.6. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân

 a) Dân tộc Thái: 1012 người (Chiếm 19,4%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Đồng Tâm, Đồng Quan, Xuân Đàm.

 b) Dân tộc Mường: 151 người (Chiếm 2,9%); phân bố chủ yếu ở các thôn Tân Thịnh, Đồng Quan, Xóm Đon

 c) Dân tộc Thổ: 1776 người (Chiếm 34%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Xóm Đon, Thịnh Lạc, Liên Hiệp, Tân Thịnh

 d) Dân tộc Kinh: 2194 người (Chiếm 42%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Thanh Lương, Luống Đồng

 đ) Các dân tộc khác: 88 người (Chiếm 1,7%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Luống Đồng, Thanh Lương.

 3.7. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã: Tiếng Kinh.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

          1. Tên gọi các thời kỳ

1.1. Tên gọi trước đây: Quỳ Thành.

1.2.Sự thay đổi tên gọi các thời kỳ

Xã Hóa Quỳ, trước đây được gọi là sách Hóa Quỳ, sau đổi tên thành xã Quỳ Thành. Từ năm 1946-1964 sáp nhập vào xã Yên Cát, năm 1964 được chia tách từ xã Yên Cát và có tên gọi là xã Hóa Quỳ cho đến nay.

1.3.Tên gọi hiện nay:  Hóa Quỳ, tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Từ năm 1946-1964, Hóa Quỳ thuộc địa phận của xã Yên Cát, huyện Như Xuân. Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 232/QĐ-NV chia xã Yên Cát thành 3 xã: Hóa Quỳ, Yên Lễ và Cát Vân.

Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 102 chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ.

2.2. Khu vực xã hiện nay vốn là một vùng đất cổ, có các dân tộc Thái, Thổ sinh sống từ lâu đời, địa bàn một số thôn: Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Thanh Lương do dân từ các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa lên khai phá, định cư từ năm 1977 đến nay.

2.3. Địa dư hành chính của qua các thời kỳ

Xã Hóa Quỳ là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là địa bàn cư trú của 4 dân tộc: Mường, Thái, Thổ và Kinh từ lâu đời. Theo tài liệu cho biết xã Hóa Quỳ ngày nay, trước đây gọi là sách Hóa Quỳ, sau là xã Quỳ Thành. Thời Đinh - Lê - Lý, vùng đất Hóa Quỳ thuộc miền núi đất huyện Cửu Chân; thời Trần - Hồ là miền đất thuộc huyện Nông Cống (châu Cửu Chân); Thời lê và Nguyễn, hóa Quỳ thuộc tổng Như Lăng, huyện Nông Cống,phủ Tĩnh Gia. Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tổng Như Lăng cùng với một phần đất của huyện Thọ Xuân và tổng Luận Khê, huyện Lôi Dương thành lập châu Thường Xuân.

Năm Thành Thái thứ 5 (1893), cắt 2 tổng Xuân Du và Như Lăng và một phần đất thuộc các tổng La Miết, Lạc Thiện thuộc huyện Nông Cống; cùng với tổng Như Lăng thuộc châu Thường Xuân đặt ra châu Như Xuân.

Châu Như Xuân lúc này có 4 tổng: Xuân Du, Như Lăng, Quân Nhân, Hạ Thưởng. Tổng Như Lăng gồn có 8 xã: Quỳ Thành (trước là sách Hóa Quỳ), Tú Thịnh, An Cư (có tài liệu chép là Cư Yên), Cát Dân, Hữu Lễ, Cứ Đức, Thượng Cốc và Bát Vân.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, châu Như Xuân được đổi thành huyện Như Xuân, các xã được sáp nhập lại thành 12 xã: Yên Cát, Thượng Nnh, Vĩnh Hòa, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê, Phú Nhuận, Yên Thọ, Thanh Kỳ, Quảng Dạ, Bình Lương. Từ năm 1946 đến năm 1964, Hóa Quỳ thuộc phần đất của xã Yên Cát, huyện Như Xuân.

                             Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 232/QĐ - NV chia xã Yên Cát chia thành 3 xã: Hóa Quỳ, Yên Lễ và Cát Vân. Ngày đầu thành lập xã Hóa Quỳ gồm 6 xóm: Lúng Đồng, xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Đồng Quan, chòm Chuối.

 Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 102 – HĐBT chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ. Xã Hóa Quỳ bao gồm 11 làng, thôn:

- Làng Đồng Quan: trước gọi là làng Quan.

- Làng Đon: trước gọi là làng Lúng Đon.

- Thôn Liên Hiệp: trước gọi là làng Lúng Mồn.

- Thôn Thịnh Lạc: trước gọi là làng Lúng Cộ.

- Thôn Đồng Xuân: trước gọi là làng Đồng Ớt.

- Làng Luống Đồng: trước gọi là làng Đồng.

- Làng Quảng Hợp: trước gọi là làng Đồng Cầm (tên nôm là Đồng Cồm).

- Thôn Thanh Xuân: trước gọi là làng Rào Chùa.

- Thôn Thanh Tân: trước gọi là làng Ruộng Tải.

- Thôn Xuân Đàm: trước gọi là làng Rộc Lầy.

- Thôn Tân Thịnh: trước gọi là làng Đồng Xâm.

Thực hiện Nghị định 72/CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 1996 chia huyện Như Xuân thành 2 huyện: Như Xuân và Như Thanh. Theo đó, xã Hóa Quỳ thuộc huyện Như Xuân.

2.3.  Hiện nay, xã Hóa Quỳ có 13 thôn là: Đồng Quan, Đồng Tâm, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Tân Thịnh, Đồng Xuân, Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Luống Đồng, Thanh Lương, Xuân Đàm.

2.4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện,.. nổi bật có liên quan đến vùng đất của xã.

III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA

1.                 Đặc điểm tự nhiên

1.1            . Đặc điểm địa hình của xã/thị trấn

Địa hình, địa mạo xã Hóa Quỳ chủ yếu là các dãy núi thấp. Nhìn khái quát địa hình của xã trông như một sân vận động lớn bốn bên cao, ở giữa tương đối bằng phẳng và có thể chia theo cấp độ như sau: Phía Đông Bắc đồi núi có độ dốc khoảng từ 8 đến 15 độ, khu trung tâm đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất cây lúa nước. Phía Tây Nam đồi núi cao như bù mùn, độ dốc khoảng trên 250. Khu vực dân cư và địa bàn sản xuất nông nghiệp nằm trải dài theo hướng đông bắc - tây nam trong thung lũng, độ chia cắt địa hình không lớn, tương đối thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

1.2.         Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã/thị trấn

Thổ nhưỡng: Do địa hình cao nên những vùng đồi núi tầng đất mặt mỏng dễ bị xói mòn đại diện đất xám Feralit điển hình có đá lẫn nông và đất xám Feralit điển hình có đá lẫn sâu, phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp bản địa nhất là luồng, lát, xoan, trám trắng... đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng các trang trại (vừa và nhỏ) tổng hợp kết hợp với trồng cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng phòng hộ và bảo vệ đất, giữ nước, môi trường, cân bằng sinh thái. Vùng đất bằng do phù sa dốc tụ lượng mùn thô lớn giàu đạm, dễ tiêu và lân trung bình nên phần lớn là đất chua. Đất phù sa được bồi lắng do hệ thống khe, suối ... Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến đất thịt nặng thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp như lúa, ngô và các cây hoa màu khác.

1.3Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của xã/ thị trấn;

    a) Tên sông, tên suối:

- Trên địa bàn có sông Quyền chảy qua từ xã Cát Tân qua địa bàn xã Hóa Quỳ, đến Xuân Quỳ, chảy ra sông Chàng và ra sông Hiếu. Sông chảy qua các thôn: Đồng Tâm, Đồng Quan, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Tân Thịnh.

- Khe cầu Sắt: bắt nguồn từ xã Bình Lương chảy qua thôn Thanh Xuân sau đó đổ ra khe Quyền.

- Khe Đồng Ớt: Bắt nguồn từ Yên Cát chảy qua xã Yên Lễ vào xã Hóa Quỳ từ thôn Thanh Tân và đổ vào đập Đồng Ớt sau đó đổ ra khe Quyền.

- Vai trò của sông, suối: Cung cấp nước cho sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư.

1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã /thị trấn

    a) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi;

- Núi Bù Mùn: là núi đất có độ cao 798 m, thuộc địa phận các thôn: Đồng Tâm, ĐỒng Quan, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh lạc, Tân Thịnh.

 Núi Lèn ớt: Là núi đá, có diện tích 5,72 ha, thuộc địa phận 2 thôn Đồng Xuân và Tân Thịnh.  

1.5. Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã: Không có

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã: Không có

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã:

a)  Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây: Voi, hươu, nai, hoảng … phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các thôn Xuân Đàm, Thanh Lương, Thịnh Lạc, Xóm Đon .

 b) Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay: Chồn, sóc, chim..

1.8.  Các loài thực vật trước đây và hiện nay

 a) Các loài thực vật trước đây: Lim, sến, táu, vàng tâm, dổi ….phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các thôn: Đồng Quan, Thịnh Lạc, Xóm Đon. Giá trị sử dụng chủ yếu: làm nhà và vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 b) Các loài thực vật hiện nay: Lát, de, cam thảo, hà thủ ô, ;  Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế: làm nhà và vật dụng sinh hoạt, sản xuất, làm thuốc.

2. Đặc điểm lịch sử

2.1. Các di tích lịch sử- văn hóa và danh thắng  trên địa bàn xã: Trên địa bàn xã có danh thắng thác Đồng Quan, được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2016. Hiện khu danh thắng đã được xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng, trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn huyện.

2.2. Các sự kiện, nhân vật lịch sử nổi bật liên quan đến xã:

2.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Năm 1897, sau khi dìm các phong trào yêu nước của nhân dân ta trong biển máu, thực dân Pháp thực thi các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa.

Về chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Thanh Hóa thuộc Trung kỳ là một sứ bảo hộ do chính quyền Nam triều quản lý dưới sự giám sát bảo hộ của viên Khâm sứ Trung kỳ (người Pháp). Bộ máy cai trị của triều đình nhà Nguyễn vẫn được duy trì từ tỉnh đến làng xã.

Đứng đầu bộ máy chính quyền cấp tỉnh là đại diện cho chính quyền đô hộ của pháp có Công sứ, phó sứ cùng các nhà sở quyền chuyên môn do các quan chức người Pháp quản lý. Ở Thanh Hóa, chúng dựng lên bộ máy cai trị gồm. Song song với bộ máy cai trị cấp tỉnh của Pháp, ở Thanh Hóa còn có bộ máy chính quyền của triều đình nhà Nguyễn bao gồm Tổng đốc, Án sát, Bố chánh, Lãnh binh.

Dưới chính quyền cấp tỉnh là phủ, huyện, châu (đối với miền núi), đứng đầu là viên tri phủ, tri huyện, tri châu, vừa làm nhiệm vụ cai trị, vừa xét xử hình án, thu thuế, bắt phu phen tạp dịch và giữ trật tự an ninh trong địa bàn của mình.  Ngoài ra ở cấp phủ, huyện còn có đội phủ, đội huyện vừa làm nhiệm vụ hầu hạ các quan, vừa được sai phái xuống các làng xã mỗi khi có việc.

Dưới cùng là cấp làng xã, cấp chính quyền cơ sở với chức danh lý trưởng, phó lý, chưởng bạ, trương tuần. Cũng như các làng xã trong huyện, trong tỉnh ở Hóa Quỳ bộ máy quản lý làng xã đề do lý trưởng đứng đầu và bộ máy giúp việc, gọi là ngũ hương: Hương bạ: ghi chép sổ sách, nhân khẩu, khai sinh, giá thú, tử tuất, thổ trạch; Hương kiểm: chịu trách nhiêm trật tự an ninh, có đội tuần phiên; Hương bản: giữ quỹ và tài sản của làng; Hương mục: trông coi đê điều, đồng ruộng; Hương dịch: lo việc tế lễ đình đám, cắt đặt và theo dõi phần việc mỗi khi làng hội họp. Bên cạnh đó thực dân Pháp còn lợi dụng nhiều lang đạo, thổ ty ở các bản làng làm tay sai cho chúng. Thực tế tầng lớp thổ ty, lang đạo ở các bản mường đã có ảnh hưởng sâu sắc trong đồng bào các dân tộc “Lang đến nhà bằng cha sống lại”, “Ruộng có mương, Mường có Tạo”. Để có bộ máy tay sai trung thành, thực dân Pháp đã ban quyền lực cho họ như: quyền chiếm đoạt ruộng nương, rừng núi, khe suối... và dung túng cho bọn tay sai bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức.

Sau khi ổn định bộ máy thống trị, thực dân Pháp tiến hành khai thác nguồn tài nguyên của đất nước. Năm 1909, thực dân Pháp tấn công lên Như Xuân để khai thác gỗ, trung bình mỗi năm khai thác và mang đi hàng ngàn tấn gỗ quý, chúng thiết lập nên nhiều đồn điền để khai thác lâm sản, rồng cây cao su, trẩ, cà phê... Năm 1911, thành lập đồn điền Yên Mỹ sau đó mở rộng xuống vùng Phát Vinh, Quảng Dạ (Thanh Tân, Thanh Thái, Xuân Bình huyện Như Thanh ngày nay). Năm 1914, thành lập dồn điền Như Xuân, cuối năm 1918 chúng mở rộng lên vùng Bình Lương, Vĩnh Khang. Cùng với khai thác tài nguyên đất rừng, chúng đã khảo sát và khai thác mỏ chì ở Thanh Sơn, Quảng Dạ.

Để dễ bề cai trị, bóc lột, thực dân Pháp đã áp đặt bộ máy chính quyền phong kiến tay sai, chế độ thổ ty, lang đạo tại vùng đất Như Xuân. Người dân phải chịu vô vàn khổ cực, hàng loạt thứ thuế như thuế đinh, thuế ruộng rẫy, thế lâm sản ... hàng trăm thứ thuế vô lý khác, cộng thêm các khoản phụ thu lạm bổ phải đóng góp cho bọn lý dịch chè chén, xôi thịt, lại còn phải đóng tô, nộp tức cho chủ đất.

Khi các đồn điền ra đời, mở rộng, giai cấp công nhân Như Xuân cũng hình thành và nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Năm 1962 số công nhân ở đồn điền Yên Mỹ lên đến 150 gia đình. Việc khai thác gỗ ngày càng được đẩy mạnh, số công nhân đốn gỗ, xẻ gỗ, khuân vác gỗ,,, thường xuyên lên tới 200 người. Sự xuất hiện của lực lượng công nhân tại đồn điền là một trong những tiền đề quan trọng cho quá trình vận động cách mạng tại địa phương lúc bấy giờ.

Về văn hóa - xã hội: Dưới thời thuộc Pháp, với chính sách ngu dân, nên về giáo dục, nhân dân lao động các dân tộc trong huyện nói chung, Hóa Quỳ nói riêng không được học hành, chỉ có một số ít người chủ yếu là con cái nhà giàu có, quyền thế được học hành, nhưng cũng chỉ đậu bằng sơ học yếu lược. Cả huyện Như Xuân thời bấy giờ chỉ có một trường tiều học Pháp - Việt, do vậy nạn mù chữ thất học chiếm hơn 95% tổng số dân số trong xã.

Về y tế: Thời bấy giờ ở các làng thuộc xã Hóa Quỳ không có cơ sở y tế, nên mỗi khi ốm đau, sinh đẻ đều phải phó thác số mệnh vào các thầy lang, bà mụ. Với điều kiện như thế nên nạn “hữu sinh vô dưỡng” ở các làng bản đã trở nên phổ biến; các căn bệnh do thiếu I ốt như bướu cổ phát triển, vệ sinh phòng bệnh không được chú trọng nên phát sinh nhiều bệnh dịch đã cướp đi không ít sinh mạng trong làng bản. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn duy trì và khuyến khích các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, hút thuốc phiện, uống rượu cồn, gieo rắc văn hóa ngoại lai, đầu độc giống nòi dân tộc bằng kiểu ăn chơi trụy lạc, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc chia rẽ ngược xuôi, giữa dân tộc này với dân tộc kia; bày đặt các việc phu nghinh, tế lễ, giao hiếu, ăn uống linh đình kéo dài rồi bổ bán cho nhân dân đóng góp... kéo người dân thường vào nợ nần, bại sản phá gia... Trong những năm 1939 - 1945, thực dân Pháp bắt nhiều người dân ở đây đi phu đào vét sông, làm sân bay... Cuộc sống của người nông dân các dân tộc lúc này lâm vào tình cảnh hết sức bi đát, làng xóm xác xơ, tiêu điều, nhiều người phải bán thân đổi lấy đồng xu trong các đông điền của thực dân Pháp.

     

Hậu quả nặng nề trong đời sống chính trị, kinh tế- xã hội do Pháp - Nhật và phong kiến tay sai gây ra đã làm nảy sinh gay gắt mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một đường lỗi cách mạng đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối cách mạng của giai cấp vô sản đã kịp thời lãnh đạo các tàng lớp nhân dân trong cả nước, trong đó có nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ, đã đứng lên làm cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.

2.2.2. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hóa Quỳ tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1930 - 1945)

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam.

Tại Thanh Hóa, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các tổ chức cách mạng ở các huyện, trong đó có Như Xuân lần lượt ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống kẻ thù cướp nước. Nhân dân Hóa Quỳ nói riêng cùng với nhân dân các dân tộc huyện Như Xuân cùng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và kẻ thù bán nước, từng bước giành thắng lợi, tiến tới giành độc lập tự do dân tộc.

Cách mạng tháng Tám thành công mà đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban lâm thời tháng 9 năm 1945. Từ đây, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ phấn khởi tự hào bởi từ thân phận của người nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của mình, sống tự do trong một nước độc lập. Có chính quyền, nhân dân Hóa Quỳ cùng nhân dân trong huyện tiếp tục con đường đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

2.2.3. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ tháng 9 năm 1945, Ủy ban nhân dân lâm thời ở các tổng, làng được thành lập, Mặt trận Việt Minh được kiện toàn, nhân dân phấn khởi tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn thách thức, Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm hoành hành.

Ở các làng (xã Hóa Quỳ) thời gian này, Ủy ban lâm thời kháng chiến được thành lập. Song cũng đứng trước những khó khăn thách thức mới. Trước hết là nạn đói hoành hành, số đông gia đình phải đi đào củ mài, củ nâu, củ mớn, cây báng rừng, măng đắng để ăn thay cơm, nhiều người chết vì bệnh tật. Bên cạnh đó là hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã dẫn đến đại đa số đồng bào các dân tộc mù chữ.

Phong trào “ Diệt giặc đói”: Từ tháng 9 năm 1945, tại các làng xã Hóa Quỳ, chính quyền lâm thời kháng chiến đã phát động phong trào quần chúng thi đua tăng gia sản xuất, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói. Mạnh hơn cả phong trào đoàn kết tương trợ trong các làng, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bớt bữa để cứu đói. Bằng những việc làm tích cực của nhân dân trong xã Hóa Quỳ, nạn đói đã nhanh chóng được đẩy lùi, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Phong trào “Diệt giặc dốt”: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc chống nạn mù chữ, mở mang dân trí là một trong những việc cần mà chính quyền cách mạng phải quan tâm giải quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha, mẹ không biết thì con bảo. Phụ nữ lại cần học”. Thực hiện lời dạy cuả Người, phong trào bình dân học vụ được phát động mạnh mẽ, hàng loạt các lớp học buổi tối, buổi trưa ra đời. Chỉ sau 3 năm, hơn 90% thanh niên các dân tộc đã biết chữ quốc ngữ.

Phong trào “Diệt giặc ngoại xâm”: Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu, ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Nam Bộ, các tổ chức phản động trong nước và ngoài nước câu kết với nhau, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, nội dung chỉ thị ghi rõ “Kẻ thù chính của nước ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền huyện Như Xuân đã tổ chức mít tinh kêu gọi đồng bào miền Nam kháng chiến.

Cuối năm 1945, thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các làng (xã Hóa Quỳ) đã tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu núi rừng, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trong đó có thuế thân, bước đầu đưa lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, từng bước thay thế vị trí của lang đạo nắm giữ bộ máy chính quyền.

Để khắc phục tình trạng tài chính, ngân sách hoàn toàn trống rổng do Nhật để lại, thực hiện Sắc lệnh số 04 ngày 4 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền tài chính quốc gia, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ đã tự nguyện hưởng ứng các đợt phát động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ bạc”, “Tuần lễ đồng”.

Cuối tháng 12 năm 1945, Ủy ban lâm thời tổ chức dưới nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong các tuần lớp nhân dân Sắc lệnh Tổng tuyển cử của Chính phủ. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cử tri cả nước, không phân biệt tôn giáo, trai hay gái, giàu nghèo, từ 18 tuổi trở lên vô cùng phấn khởi tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, huyện Như Xuân trở thành một trong những vị trí đóng quân của Liên khu 4, vùng an toàn khu (ATK) của Khu ủy Liên khu IV được hình thành. Ban chỉ huy an toàn khu đặt trụ sở tại Khoang Cây – Lúng Cộ (xã Yên Cát - Nay là thôn Thịnh Lạc xã Hóa Quỳ) cùng với các đơn vị bộ đội của khu (đoàn 80) mở rộng phạm vi hoạt động hầu khắp các xã trong huyện.

       Trong thời gian này ở các địa phương trong tỉnh khẩn trương thực hiện tiêu thổ kháng chiến thì Như Xuân đã nhanh chóng khai phá mở đường, vận chuyển hàng ngàn tấn thiết bị, phương tiện, tài sản của khu về cất giấu và bảo vệ an toàn.

          Ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chủ tịch lần đầu tiên vào thăm Thanh Hóa. Người đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng “Thanh Hóa phải trở thành kiểu mẫu”, căn cứ hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến. Nhân dân các dân tộc Như Xuân và đồng bào miền núi Thanh Hóa vô cùng xúc động khi được Bác dành cho những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, Bác đã gửi thư thăm hỏi và động viên đồng bào các dân tộc thượng du đoàn kết đánh giặc cứu nước.

2.3. Thời gian thành lập Đảng bộ xã (hoặc tiền thân Đảng bộ):

Tháng 11 năm 1964, Đảng bộ Hóa Quỳ được thành lập trên cơ sở chia tách chi bộ Yên Cát thành 3 cơ sở Đảng (Yên Lễ, Cát Vân và Hóa Qùy) trực tiếp lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.

- Số chi bộ, đảng viên hiện tại ( 2015,2016)

Hiện tại, Đảng bộ có 17 chi bộ, Năm 2015, có: 256 Đảng viên, 2016: 264 Đảng viên.

2.4. Những đóng góp sức người, sức của trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng.....Số lượng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang;   Những đóng góp về của cải vật chất?

Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ ra sức thi đua lao động sản xuất, chiến thắng ngh èo nàn lạc hậu, góp phần cùng nhân dân trong huyện, cả tỉnh, cả nước đứng lên làm cuộc cách mạng “long trời lở đất” phá tan gông xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

      Trong chín năm kháng chiến kiến quốc đầy hy sinh gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ đã ra sức thi đua lao động sản xuất xây dựng hậu phương vững mạnh, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam thống nhất nước nhà.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại  của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, cùng nhân dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.

Số liệu cụ thể: Số lượng bộ đội tham gia các cuộc kháng chiến: …………người; Số lượng  thanh niên xung phong…………… người;

Số lượng liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp: 1 liệt sỹ, Kháng chiến chống Mỹ: 28 liệt sỹ, Chiến tranh biên giới: 12 liệt sỹ.

Trên địa bàn xã có 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng.

2.5. Những kết quả quan trọng nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

         Non sông thu về một mối, cả nước chung tay xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đảng bộ Hóa Quỳ lãnh đạo nhân dân tập trung khôi phục, phát triển kinh tế, từng bước xây dựng hợp tác xã kiểu mới với công tá c quản lý theo kế hoạch tập trung. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, chất lượng giáo dục ngày càng cao. Hệ thống chính trị được củng cố, công tác xây dựng chính quyền ngày càng được quan tâm, Đảng bộ ngày càng vững mạnh và từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong điều kiện mới tại địa phương.

         Từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Như Xuân, Đảng bộ Hóa Quỳ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, từng bước đẩy lùi khó khăn thách thức, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những thành tựu quan trọng về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.

2.6. Số lượng các loại huân, huy chương được thưởng ? Không

2.7. Các danh hiệu của xã :

Ngày 22 tháng 8 năm 1998, Đảng bộ và nhân dân xã Hóa Quỳ đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

          3.1. Đặc điểm sản xuất, kinh tế của xã : Nông – lâm nghiệp, dịch vụ kết hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, đang dần chuyển dịch cơ cấu.

3.2. Các loại cây trồng chủ yếu: lúa, sắn, mía, cao su

3.3. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: cao su, sắn, mía

3.4. Các loài vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà

3.5. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn : 5 trang trại, gia trại gà, 1 gia trại lợn, 1 trang trại bò.

3.6. Trên địa bàn xã có các loại rừng : rừng phòng hộ, rừng sản xuất

3.7. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay: Không

3.8. Các chợ trên địa bàn của xã: Không

3.9. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:  Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ hệ thống đập chứa nước, mương dẫn nước, sông suối, mó nước...; Không có công trình thủy điện quốc gia.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã:

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã gồm giao thông quốc lộ, giao thông liên xã và giao thông nông thôn.

- Quốc lộ: Có một tuyến với chiều  tuyến đường Hồ Chí Minh dài 4 km đã nhựa hoá

- Đường liên xã: có 1 tuyến Hóa Quỳ – Cát Tân  chiều dài 7 km đã cứng hoá.

- Đường trục thôn: Có 23 tuyến tổng chiều dài 17,21 km nền đường rộng trung bình 3 - 5 m. Trong đó:        Đã cứng hóa và  được 8,3 km đạt 53%

          Đường đất, còn lầy lội  9,18 km = 47%

- Giao thông ngõ xóm: Có 42 tuyến tổng chiều dài là 11,07 km; Đã cứng hóa và không bị lầy lội vào mùa mưa được 5,12 km = 46%; còn lại 5,95 km = 54%, nền đường rộng trung bình 2m trở lên kết cấu chủ yếu là đường đất, chất lượng xấu thường lầy lội vào mùa mưa.

- Giao thông nội đồng: có 15 tuyến chính với tổng chiều dài 8,36 km, đã cứng hóa 5,44 km = 65%, còn lại 2,92 km = 35%, nền đường rộng từ 3 m trở lên kết cấu chủ yếu là đường đất, chất lượng xấu thường lầy lội vào mùa mưa.

3.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã:

 Hóa Quỳ là xã nghèo về khoáng sản, chỉ có 1 núi đá vôi Lèn Ớt (thôn Tân Thịnh) diện tích khoảng 5,09 ha với trữ lượng khai thác khoảng 2000 m3/năm.

3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã, có còn bản nào chưa có điện: Hiện tại 100% số thôn bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

3.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã:

Chưa có hệ thống cung cấp nước, nhân dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào và nước được dẫn về từ mó nước trên núi Bù Mùn.

3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã: Có điểm giao dịch bưu điện, trạm thu phát các sóng điện thoại Viettel, Mobiphone, Vinaphone.

3.15. Hệ thống truyền thanh:

Xã có hệ thống phát thanh, các cụm loa tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam và các bản tin, chương trình của xã đến từng thôn bản.

 3.16. Hệ thống các trường học: Trên địa bàn có 3 nhà trường thuộc 3 cấp học: Trường mầm non, tiểu học và THCS.

 3.17. Các cơ quan, đơn vị đã từng đóng trên địa bàn: Hiện nay trên địa bàn có các đơn vị: Nhà máy chế biến Nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân, Trạm sơ chế mủ cao su, Trạm Kiểm Lâm Đồng Thổ thuộc VQG Bến En.

 3.18. Hiện trạng mạng lưới y tế trên địa bàn

Có trạm y tế với đầy đủ nhân viên, thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Mạng lưới y tế thôn bản đầy đủ: 13/13 thôn có nhân viên y tế, 3 thôn cách xa trung tâm có cô đỡ thôn được đào tạo theo quy định.

 3.19. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay:  

Theo kết quả điều tra đến 30/4/2017, tổng số hộ nghèo là 158 hộ, chiếm 12,72%, cận nghèo 169 hộ, chiếm 13,61%.

 3.20. Những tiềm năng phát triển kinh tế của xã:

4. Đặc điểm văn hóa

          4.1. Dấu tích văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần

            a). Đình: Không

           b) Đền:

Tên gọi: Đền thờ Quận công Lê Đình Tại.

Năm xây dựng: 2016

Cấp xếp hạng: cấp huyện.

            c) Chùa: Không

4.3. Những văn bia trên địa bàn xã: Không có

4.4. Những sắc phong còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: ở thôn/làng nào hoặc gia đình, dòng họ nào lưu giữ

4.5. Các lễ hội trên địa bàn xã: Không có.

4.6. Những phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trong xã:

a) Phong tục vòng đời:

- Sinh đẻ: sau khi sinh xong phải uống thuốc nam của người Thái, Thổ, người phụ nữ sau khi sinh con cần phải kiêng cữ và hơ người bên bếp than trong 1 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, hiện tại phong tục vẫn còn duy trì.

- Tục bắt vợ: Trai gái yêu nhau được sự nhất trí của 2 bên gia đình, sau đó nhà trai tổ chức bắt cô gái về nhà rồi mới mang bạc nén, tiền mặt, vòng tay, xanh đồng (6 cái) sang xin làm lễ cưới. Phong tục của dân tộc Thái, hiện không còn duy trì.

- Phong tục liên quan đến hôn nhân, đám cưới của người Thổ: tục mừng dâu, mừng rể mới. Khi tổ chức lễ cưới, anh em nội ngoại hai bên sẽ tập trung mừng tuổi cô dâu mới/chú rể mới bằng tiền hoặc quà. Hiện nay phong tục này vẫn duy trì.

- Phong tục liên quan đến tuổi già: Khi sống được 60 tuổi thì con cháu làm lễ cầu may, Lễ cúng gồm thịt chó, gà, lợn, cơm xôi, thời gian cúng 1 ngày 1 đêm, cúng thần linh, ma nhà để cầu khấn cho sống lâu trăm tuổi (phong tục dân tộc Thái).

          - Tang ma:

+ Người Thổ: có tục mo người quá cố.

+ Người Thái: Làm vía cho người quá cố.

          4.7. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: Khua lóng, hiện còn duy trì ở người Thái thôn Đồng Quan, Đồng Tâm.

          4.8. Nguồn văn học dân gian của các dân tộc

          4.9. Tỉ  lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn  hóa: 59%. Tỉ lệ số thôn/làng được công nhận là làng văn hóa: 7/13 = 53,8%.

IV. CÁC THÔN/ LÀNG/ BẢN/KHU PHỐ THUỘC XÃ/ THỊ TRẤN

1. THÔN ĐỒNG TÂM

          I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Đồng Tâm: thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ nằm phía tây bắc của xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã 06km, có tổng diện tích tự nhiên là 140 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12 ha.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Yên Lễ

- Phía Tây giáp giáp xã Cát Vân

- Phía Nam giáp thôn Đồng Quan

- Phía Bắc giáp xã Cát Tân

 II. Tên gọi qua các thời kỳ : Đồng Quan

1. Tên Nôm trước đây:Trại  Quan, tức là trại của Quan nơi đây trước kia có nhiều quan ở

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ : Khuyên châu cư - Làng Yên cư-Đồng Quan

3.  Tên gọi hiện nay: Đồng Tâm  tên gọi theo tiếng dân tộc Thái

4. Ghi chép các truyền thuyết: không có

III. Lịch sử hình thành

1. Thời  điểm thành lập: 2007, tách từ thôn Đồng Quan

2.  Địa dư của thôn Đồng Quan

Từ 1870 tên làng là: khuyên cư châu có 6 gia đình đến khai hoàng thuộc dòng họ lê, hộ hà, họ ngân do ông Băng Tước cai quản. Đến 1890 do ông Quản Tiến cai quản lấy tên làng yên cư

Đến đầu thế kỷ XX vùng đất Yên cư do 2 ông cai quản là :Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc

Đến 1910-1915 vùng đất Yên cư do ông Lê Phúc Toại cai quản và đổi tên làng thành làng Đồng Quan.

Đến năm 1940-1941 ông Lê phúc Toại qua đời thì ông Lê Phúc Tưởng ở xứ Hóa Quỳ lên làm lý trưởng cai quản làng Đồng Quan.

Đến năm 1942-1943 ông toại bán làng Đồng Quan lại cho ông Lê công Ảnh người làng cốc- cát vân

Đến năm 1958 thực hiện chủ trương của Đảng, Nha Nước làng thành lập 2 tổ đổi công do ông Lô Văn Kẹm làm trưởng Xóm.

Đến 1961 theo chủ trương Đảng, Nha Nước  Đồng Quan được thành lập hợp tác xã do ông Lư Văn Dua làm chủ nhiệm và củng thời gian này Đồng Quan củng thành lập tổ Đảng do ông Lê Đình Thực làm tổ trưởng.

Đến năm 2007 Đồng Quan được chia tách thành thôn Đồng Quan, thôn Đồng Tâm

  3. Ghi chép các truyện thuyết:

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu: 399

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 290 người (Chiếm  72,7%)

+ Dân tộc Mường: 12 người (Chiếm 3 %)

+ Dân tộc Thổ:  17 người (Chiếm 4,3 %)

+ Dân tộc Kinh: 80 người (Chiếm 20  %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng Thái

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: 399 nhân khẩu trong đó dân tộc thái là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: không có

3.Dân cư của thôn chuyển đi nơi khác: không có

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào vào năm 2016, lý do phát triển gia tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn: khe hón bù

 a) Tên suối : hón bù

 b) Nguồn gốc của suối: bắt nguồn từ núi bù mùn

 c) Vai trò của suối: cung cấp nước sinh hoạt, nước cho phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nước cho khu du lịch sinh thái

2. Các đồi, núi đá, núi đất: núi đất bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển

a) Tên đồi, tên núi bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển,tên  núi gọi theo tiếng của người dân tộc thái

 b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

  b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật chủ yếu: Lim xanh, sến ,táu, sấu, kim giao, vàng anh,dâu ra, phù hương, giang, nứa…vv

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng;

STT

Tên xứ đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng hiện nay của xứ đồng

1

Đồng Xui

Dân tộc thái

Trước đây có hộ nhà ông Xui ở

Đang canh tác lúa

2

Đồng Ánh

Dân tộc thái

Trước đây có hộ nhà ông Ánh ở

Đang canh tác lúa

3

Đồng Quan

Dân tộc thái

Đồng làm năng suất cao

Đang canh tác lúa

4

Đồng trẩu

Dân tộc thái

 Đồng trước đây có nhiều cây trẩu nên nhân dân đặt là đồng trẩu

Đang canh tác lúa

          X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn

          1.Văn hóa ẩm thực

1.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua.

                   c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm, canh, canh măng chua, canh bồi, canh lóng

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh: Cơm ,canh, thịt ,trứng

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: móc, bánh trưng , xôi

                   b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ? Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;  Xôi Bánh ít, bánh trưng, cơm, canh ,thịt.

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: cơm , canh, xôi

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

                   a) Những món ăn đặc sản của người Thái: nhái nấu măng chua,gà nấu lá sắn chua, canh môn

                   b) Những món ăn đặc sản của người Thổ: Canh lóng, thịt muối chua

        1. 2. Văn hóa uống

                   1.2.1 Đồ uống hàng ngày

                   a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái:  Nước lá, nước chè, nước lam

                   b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường:Nước lá, nước chè, nước lam

      c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ:Nước lá, nước chè, nước lam

                   d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : váy thêu, khăn thêu, áo khóm

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường :Váy đen , khăn trắng

c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ :Váy thổ cẩm, áo dài tứ thân, thắt lưng màu xanh

       3. Ngôi nhà truyền thống Không

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

                   a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi, uống thuốc lá rừng

          b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

          c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

                   d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: làm vía

                   4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

                   a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

          b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng cơm mới

                   4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía: có

          b) Mo người quá cố,

          c) Thờ cúng Tổ tiên: có

          d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: có

          đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

          đ)  Làm Chá, Chiêng: có

          e) Phong tục giúp nhau: có

                   5. Lễ hội của thôn/làng

                   Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay

                   6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: khua lóng, kin chiêng, đang phát huy tốt

          7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống: Không

          8. Văn học dân gian: Không

          9. Các danh hiệu của thôn/làng: Làng văn hóa năm 2016

 

2. THÔN ĐỒNG QUAN

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Đồng Quan: thôn Đồng Quan, xã Hóa Quỳ nằm phía tây bắc của xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã 05km, thôn có tổng diện tích tự nhiên là 365,76ha, trong đó đất nông nghiệp là 18,05ha, đất lâm nghiệp là 316,31ha, đất nuôi trồng thủy sản là 13,15ha, đất phi nông nghiệp là 3,96ha, đất màu 14,29ha

Tổng số hộ 108 hộ, 462 nhân khẩu

 Thôn có có khu du lịch sinh thái thác Đồng Quan đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Yên Lễ

- Phía Tây giáp giáp xã Cát Vân

- Phía Nam giáp thôn Xóm Đon

- Phía Bắc giáp xã Cát Tân

 II. Tên gọi qua các thời kỳ : Đồng Quan

1. Tên Nôm trước đây:Trại  Quan, tức là trại của Quan nơi đây trước kia có nhiều quan ở

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ : Khuyên châu cư - Làng Yên cư-Đồng Quan

3.  Tên gọi hiện nay: Đồng Quan  tên gọi theo tiếng dân tộc thái

4. Ghi chép các truyền thuyết: không có

III. Lịch sử hình thành

1.Vùng đất của thôn trước đây có tên là khuyên cư –châu thường thuộc đất thường xuân thời kỳ 1870

Thời  điểm thành lập: 1910

2.  Địa dư của thôn Đồng Quan

Từ 1870 tên làng là: khuyên cư châu có 6 gia đình đến khai hoàng thuộc dòng họ lê, hộ hà, họ ngân do ông Băng Tước cai quản. Đến 1890 do ông Quản Tiến cai quản lấy tên làng yên cư

Đến đầu thế kỷ XX vùng đất Yên cư do 2 ông cai quản là :Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc

Đến 1910-1915 vùng đất Yên cư do ông Lê Phúc Toại cai quản và đổi tên làng thành làng Đồng Quan.

Đến năm 1940-1941 ông Lê phúc Toại qua đời thì ông Lê Phúc Tưởng ở xứ Hóa Quỳ lên làm lý trưởng cai quản làng Đồng Quan.

Đến năm 1942-1943 ông toại bán làng Đồng Quan lại cho ông Lê công Ảnh người làng cốc- cát vân

Đến năm 1958 thực hiện chủ trương của Đảng, Nha Nước làng thành lập 2 tổ đổi công do ông Lô Văn Kẹm làm trưởng Xóm.

Đến 1961 theo chủ trương Đảng, Nha Nước  Đồng Quan được thành lập hợp tác xã do ông Lư Văn Dua làm chủ nhiệm và củng thời gian này Đồng Quan củng thành lập tổ Đảng do ông Lê Đình Thực làm tổ trưởng.

Đến năm 2007 Đồng Quan được chia tách thành thôn Đồng Quan, thôn Đồng Tâm

  3. Ghi chép các truyện thuyết:

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 381 người (Chiếm  82,5%)

+ Dân tộc Mường: 19 người (Chiếm 4,1 %)

+ Dân tộc Thổ:  57 người (Chiếm 12,3 %)

+ Dân tộc Kinh: 5 người (Chiếm 1,1 %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng việt

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: 462 nhân khẩu trong đó dân tộc thái là chủ

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: không có

3.Dân cư của thôn chuyển đi nơi khác: không có

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào vào năm 2016, lý do phát triển gia tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn: khe hón bù

 a) Tên suối : hón bù

 b) Nguồn gốc của suối: bắt nguồn từ núi bù mùn

 c) Vai trò của suối: cung cấp nước sinh hoạt, nước cho phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nước cho khu du lịch sinh thái

2. Các đồi, núi đá, núi đất: núi đất bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển

a) Tên đồi, tên núi bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển,tên  núi gọi theo tiếng của người dân tộc thái

 b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

  b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật chủ yếu: Lim xanh, sến ,táu, sấu, kim giao, vàng anh,dâu ra, phù hương, giang, nứa…vv

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng hiện nay của xứ đồng

1

Đồng Bố

Dân tộc thái

Đồng đầu tiên

Đang canh tác lúa

2

Đồng Bết

Dân tộc thái

Đồng lầy

Đang canh tác lúa

3

Đồng dầu

Dân tộc thái

Đồng làm năng suất cao

Đang canh tác lúa

4

Đồng Cạn

Dân tộc thái

Đồng thiếu nước

Đang canh tác lúa

5

Đồng Nghè

Dân tộc thái

Đồng từ hón nghè

Đang canh tác lúa

6

Đồng thóc

Dân tộc thái

Đồng làm nhiều thóc

Đang canh tác lúa

7

Đồng Quan

Dân tộc thái

Đồng tốt

Đang canh tác lúa

8

Đồng Bỏ

Dân tộc thái

Đồng làm khó khăn

Đang canh tác lúa

9

Đồng kha 1,2

Dân tộc thái

Đồng nhiều cỏ tranh

Đang canh tác lúa

10

Đồng Ánh

Dân tộc thái

Đồng tốt

Đang canh tác lúa

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: Danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, năm công nhận 2016

1.1. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn

Ông Băng Tước- Quan làng

Ông Quản Tiến-Quan làng

Ông Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc-Quan làng

Ông Lê Phúc Toại:Quan Làng

Ông Lê Phúc Tưởng: Quan làng

Ông : Lê Công Ảnh: Quan làng

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng.....Số lượng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có);   Những đóng góp về của cải vật chất ?

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: trồng trọt, chăn nuôi

1.1. Các nghề thủ công truyền thống của thôn: Nghề làm nỏ, đan rón

2. Cây trồng chủ đạo: Cao su, sắn

3. Vật nuôi chủ yếu : trâu, bò,dê, lợn

4. Nông sản chủ yếu: mủ cao su, sắn

5. Đặc sản tiêu biểu:lợn mán, lợn cỏ

6. Các trang trại, gia trại lớn

7. Tỷ lệ hộ nghèo:25,93

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

1. Đình:

2.Đền:

 - Tên gọi: Đền Quận công Lê Đình Tại, xây dựng vào năm 2016        

 -  Cấp xếp hạng: cấp huyện

 - Thờ ai: Quận công Lê Đình Tại

 -  Hiện trạng hiện nay : xây mới

 - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

 -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ?

 - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đề

 3. Chùa

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

1Văn hóa ẩm thực

1.2.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua.

                   c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm, canh, canh măng chua, canh bồi, canh lóng

                   d) Món ăn hàng ngày của người Kinh: Cơm ,canh, thịt ,trứng

                   1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: móc, bánh trưng , xôi

                   b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ? Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;  Xôi Bánh ít, bánh trưng, cơm, canh ,thịt.

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: cơm , canh, xôi

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

                   a) Những món ăn đặc sản của người Thái: nhái nấu măng chua,gà nấu lá sắn chua, canh môn

b) Những món ăn đặc sản của người Thổ: Canh lóng, thịt muối chua

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái:  Nước lá, nước chè, nước lam

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường:Nước lá, nước chè, nước lam

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ:Nước lá, nước chè, nước lam

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè

      1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

       1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

                   a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : váy thêu, khăn thêu, áo khóm

       b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường :Váy đen , khăn trắng

      c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ :Váy thổ cẩm, áo dài tứ thân, thắt lưng màu xanh

       3. Ngôi nhà truyền thống: Không

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

    a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: làm vía

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

      a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

      b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng cơm mới

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía: có

          b) Mo người quá cố,

          c) Thờ cúng Tổ tiên: có

           d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: có

           đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

           đ)  Làm Chá, Chiêng: có

          e) Phong tục giúp nhau: có

                   5. Lễ hội của thôn/làng: không         

                                                6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: khua lóng, kin chiêng, đang phát huy tốt

          7. Các danh hiệu của thôn/làng: Làng văn hóa năm 2016

3. THÔN THỊNH LẠC

                   I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí thôn Thịnh Lạc nằm ở phía tây của xã Hóa quỳ cách trung tâm xã   2km   

Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn có dãy núi bù mùn sông rào quền   và cánh đồng bậc thang bao quanh làng.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Liên Hiệp

- Phía Tây giáp núi bù mùn

- Phía Nam giáp thôn Tân Thịnh

- Phía Bắc giáp thôn Xóm Đon

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây: làng Lúng Cộ

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ:

3. Tên gọi hiện nay: thôn Thịnh Lạc

4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện, có liên quan đến tên gọi thôn/làng: Không có

III. Lịch sử hình thành

1, Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ thuộc Tổng như đã lâu đời.

    2, Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

3.  Địa dư của thôn/làng/khu phố qua các thời kỳ như thế nào, vào các năm 1940; 41; 42 các chi trong dòng họ đã phát triển nhiều hộ đến năm 1953; 54; 55 có chủ trương thành lập tổ đội nông lâm hội…

3. Ghi chép các truyện kể dân gian, sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay liên quan đến vùng đất thôn; Không

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 41, số khẩu 182

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:  9 người (Chiếm 4,9%)

+ Dân tộc Mường: 10 người (Chiếm 5,4%)

+ Dân tộc Thổ: 148 người (Chiếm 81,8%)

+ Dân tộc Kinh: 15 người (Chiếm 8,2%)

+ Các dân tộc  khác 00 người (Chiếm 00%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn, 182 người dân tộc Thổ là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:  không

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: 2 hộ, 10 khẩu, chuyển đi thôn Tân thịnh năm 2016.

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào 1992 đến nay  thuộc các dân tộc thổ và dân tộc thổ là chủ yếu,

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Sông quền,

- Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc thổ lâu đời, tưới tiêu đông ruộng và cung cấp nước sinh hoạt.

-  Độ dài sông chảy qua làng: 1 km

- Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng: cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

- Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, rú bù mùn độ cao 780m

- Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi;  không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: không

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: không

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây hổ, báo, gấu, nai …và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng chim, sóc Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây săn bắn làm thức ăn và hiện nay của một số loài chủ yếu không còn

6. Thống kế các loài thực vật trước đây lim xanh, dổi, vàng tâm…. và hiện nay không còn Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây làm nhà và buôn bán và hiện nay của một số loài chủ yếu trám, sòi tóc….

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng cộ

Thổ

 

Trồng lúa nước

2

Đồng quền

Thổ

 

Trồng lúa nước

3

Đồng cọi

Thổ

 

Trồng lúa nước

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

    1.   Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn/làng không

    2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng không

    3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Khoong

   4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: 14/14 tiêu chí

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1, Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruộng và trồng cây công nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây diệt vắn đỏng, Hiện nay nghề nào còn duy trì, không. Nghề nào mới phát triển thêm, không

3. Cây trồng chủ đạo  cây lúa

4. Vật nuôi chủ yếu trâu bò

5. Nông sản chủ yếu lúa, sắn

6. Đặc sản tiêu biểu không

7. Các trang trại, gia trại lớn không

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống …………….

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1.  Đình

Không có

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

2.                 Văn hóa ẩm thực

3.                 Văn hóa ăn

3. Món ăn hàng ngày

- Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn    Cơm canh như: canh thịt lợn, canh cá, canh thịt gà, canh bồi….

4. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Tên các món ăn bánh chưng, bánh ít, ót, thịt chụ cá chụ, bồi… Cách nấu, chế biến luộc, đồ làm bỏ vào ống nứaThường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào mồng năn tháng năm, ràm bảy, tết cổ trùyên Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không ?

5. Những món ăn đặc sản

- Những món ăn đặc sản của người Thổ:  Tên các món ăn đặc sản bồi măng, thịt chụ, cá chụ Ăn vào lúc nào ăn cơm mới rằm tết Ai là người hay ăn cả nhà Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không có Cách nấu,

6. Văn hóa uống

Đồ uống hàng ngày

- Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ nước che xanh lam ống nứa, riệu nút lá chuối, riệu cần,riệu tóng.

7.  Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Tên nước uống riệu cần, riệu tóng Cách nấu, pha chế ủ men lá Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội ràm tết. 

- Những đồ uống đặc sắc

- Những đồ uống đặc sắc của người Thổ: uống riệu, nước chè xanh lam ống nứa, Uống khi buổi sáng sớm. Người hay uống: đàn ông Ngày nay không còn sử dụng thường xuyên nữa.

8. Văn hóa mặc

Trang phục truyền thống

- Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ vắn tỏng, ràm

9. Ngôi nhà truyền thốn

- Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Thổ: Kiểu nhà hai mái hai hốp Nguyên liệu chủ yếu để làm nhà gỗ, bái hèo Cách sắp xếp bố trí sinh hoạt ở các gian trong ngôi nhà thờ tổ tiên gian chính,một gian bếp gian buồng, gian tiếp khách có các bóng lố và chồ các phong tục liên quan đến việc làm nhà có Các tập tục  kiêng kỵ liên quan đến việc làm nhà hoặc sinh hoạt trong nhà có

- Trong thôn/làng có những gia đình nào còn  ngôi nhà truyền thống: không

- Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân: không

XI. Phong tục tập quán

1. Phong tục vòng đời

- Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn, làng: không

- Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng: mối lái, ở rể

- Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng: kính trọng người già

- Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ngày xưa trong nhà có người già qua đời mà nhà nghèo không có gạo, lợn để làm ma thì gia đình phải mương thầy phù thủy về để quàn người chêt để vào một gian nhà từ một đến ba tháng khi đến mùa mới làm ma

2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

- Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng tổ tiên

- Phong tục Tết cơm mới theo mùa của các dân tộc trong thôn/làng

3. Một số tập tục, lễ tục khác            

- Làm vía: có

- Mo người quá cố, có

- Thờ cúng Tổ tiên có

- Thờ Thần chủ làng, Thành hoàng làng: có

- Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

- Làm Chá, Chiêng: không

- Phong tục giúp nhau: có

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc thổ

4. Lễ hội của thôn/làng

Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức ngày 10 tháng 6, nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây.

5. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc khua lóng, kin chiêng, vv...; hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc thổ  mục nào không còn phát huy.

6. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì cót, dúm khúm, đống, sinh, sàng Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên có Loại nào không dùng nữa cót dùng bì, rương

7. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc Thổ như liên quan đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn.

- Hát đối

- Hát em ôi

- Chậm đò ho….

8. Các danh hiệu của thôn/làng:

- Huyện công nhận làng văn hóa năm 2017

- Đạt chuẩn NTM 2017

          4. Thôn Xóm Đon

            I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí thôn Xóm Đon nằm ở phía tây bắc của xã Hóa quỳ cách trung tâm xã   2km   

Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn có dãy núi bù mùn sông rào quền   và cánh đồng bậc thang bao quanh làng.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Rào quền

- Phía Tây giáp núi bù mùn

- Phía Nam giáp thôn thịnh lạc

- Phía Bắc giáp thôn đồng quan

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây; Lống đon Tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ, ý ngĩa của tên gọi là một vùng đất không có nước để làm ruộng. Ông tổ Lê Phúc Cương lấy nứa làm đon để lấy nước dẫn nước về từ đó có tên gọi là lống đon.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ:

- Tổ đổi công

- Hợp tác xã xóm đon

- Hợp nhất lại.

3. Tên gọi hiện nay: thôn xóm đon Tên gọi theo tiếng dân tộc thổ, Ý nghĩa là để nhớ tới người khai hoang lập làng.

4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện, có liên quan đến tên gọi thôn/làng. Làm đon lấy nước để làm lúa nước.

III. Lịch sử hình thành

1, Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ thuộc Tổng như đã lâu đời.

    2, Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

3.  Địa dư của thôn/làng/khu phố qua các thời kỳ như thế nào, vào các năm 1940; 41; 42 các chi trong dòng họ đã phát triển nhiều hộ đến năm 1953; 54; 55 có chủ trương thành lập tổ đội nông lâm hội…

3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian /sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay liên quan đến vùng đất thôn/làng.

- Ông tổ dòng họ Phúc thôn xón đon bây giờ là ông Lê Phúc Cương mồ côi cha, mẹ làm rể của dòng họ tọc ở lúng mồn đất đai không có, một hôm ông đi rừng sang xóm đon bây giờ thấy có đất và không có ai ở, đi với ông có một con chó khi ông về thì con chó không về với ông mà ở lại đó đẻ con. Ông đem chuyện đó về kể cho bố vợ nghe bố vợ có bảo đấy là mãnh đất lành nên ông Cương quyết sang đó khai hoang lập làng.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 80, số khẩu 325

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:  22 người (Chiếm 6,8%)

+ Dân tộc Mường: 18 người (Chiếm 5,5%)

+ Dân tộc Thổ: 274 người (Chiếm 84,3%)

+ Dân tộc Kinh: 11người (Chiếm 3,4%)

+ Các dân tộc  khác 00 người (Chiếm 00%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn, 195 người dân tộc Thổ là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:  không

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: không

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào 1992 đến nay  thuộc các dân tộc thổ và dân tộc thổ là chủ yếu,

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Rào quền, khe hón két, hón rin.

- Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc thổ lâu đời, tưới tiêu đông ruộng và cúng cấp nước sinh hoạt.

-  Nguồn gốc của sông, suối từ núi bù mun, độ dài chảy qua thôn/làng  1km

- Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

- Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, rú bù mùn độ cao 780m

- Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi;  không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng  không

- Tên hang, tên động;Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động . không

- Sự tích của hang, động; không

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng không

- Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào không

- Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng không

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây hổ, báo, gấu, nai …và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng chim, sóc Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây săn bắn làm thức ăn và hiện nay của một số loài chủ yếu không còn

6. Thống kế các loài thực vật trước đây lim xanh, dổi, vàng tâm…. và hiện nay không còn Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây làm nhà và buôn bán và hiện nay của một số loài chủ yếu trám, sòi tóc….

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng bại

Thổ

Pại be

Trồng lúa nước

2

Đồng Rin

Thổ

Khe Hón rin

Trồng lúa nước

3

Đồng Bơng

Thổ

Mua lại họ văn

Trồng lúa nước

4

Đồng Cua

Thổ

Có Cây Cua Cổ Thụ

Trồng lúa nước

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

    1.   Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: không

    2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn: không

    3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội 19; Số lượng thanh niên xung phong không, Biên phòng không, Số lượng liệt sĩ 01, Bà mẹ Việt Nam anh hùng không, Anh hùng lực lượng vũ trang: không; Những đóng góp về của cải vật chất: góp gỗ làm đường, lợn, gạo….

   4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: 14/14 tiêu chí

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1, Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruồng và trồng cây công nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây diệt vắn đỏng, Hiện nay nghề nào còn duy trì, không. Nghề nào mới phát triển thêm, không

3. Cây trồng chủ đạo  cây cao su

4. Vật nuôi chủ yếu trâu bò

5. Nông sản chủ yếu lúa, sắn

6. Đặc sản tiêu biểu không

7. Các trang trại, gia trại lớn không

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 4,6%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1.  Đình

- Thờ ông tổ Lê Phúc Cương

-  Tên gọi; có từ thời kỳ nào sau lập làng          

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích, không

- Thờ ai; Sự tích của đình là Ông tổ họ

-  Hiện trạng hiện nay không còn

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào, không

-  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây Đình làm cột chôn một gian hai chái Hiện nay có thay đổi gì không, không còn  do thay đổi, không tu bổ

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình trước năm 1955 vào ngày 10/6 âm lịch hàng năm tế

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

4.                 Văn hóa ẩm thực

5.                 Văn hóa ăn

3. Món ăn hàng ngày

- Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn    Cơm canh như: canh thịt lợn, canh cá, canh thịt gà, canh bồi….

4. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Tên các món ăn bánh chưng, bánh ít, ót, thịt chụ cá chụ, bồi… Cách nấu, chế biến luộc, đồ làm bỏ vào ống nứaThường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào mồng năn tháng năm, ràm bảy, tết cổ trùyên Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không ?

5. Những món ăn đặc sản

- Những món ăn đặc sản của người Thổ:  Tên các món ăn đặc sản bồi măng, thịt chụ, cá chụ Ăn vào lúc nào ăn cơm mới rằm tết Ai là người hay ăn cả nhà Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không có Cách nấu,

6. Văn hóa uống

Đồ uống hàng ngày

- Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ nước che xanh lam ống nứa, riệu nút lá chuối, riệu cần,riệu tóng.

7.  Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Tên nước uống riệu cần, riệu tóng Cách nấu, pha chế ủ men lá Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội ràm tết. 

- Những đồ uống đặc sắc

- Những đồ uống đặc sắc của người Thổ: Tên nước uống riệu, nước chè xanh lam ống nứa Uống khi buổi sáng sớm Ai là người hay uống đàn ông Ngày nay còn uống thường xuyên nữa không có

8. Văn hóa mặc

Trang phục truyền thống

- Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ vắn tỏng, ràm

9. Ngôi nhà truyền thốn

- Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Thổ: Kiểu nhà hai mái hai hốp Nguyên liệu chủ yếu để làm nhà gỗ, bái hèo Cách sắp xếp bố trí sinh hoạt ở các gian trong ngôi nhà thờ tổ tiên gian chính,một gian bếp gian buồng, gian tiếp khách có các bóng lố và chồ các phong tục liên quan đến việc làm nhà có Các tập tục  kiêng kỵ liên quan đến việc làm nhà hoặc sinh hoạt trong nhà có

- Trong thôn/làng có những gia đình nào còn  ngôi nhà truyền thống , không

- Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân, không

XI. Phong tục tập quán

1. Phong tục vòng đời

- Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn/ làng k

- Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng mối lái, ở rể

- Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng kính trọng

- Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ngày xưa trong nhà có người già qua đời mà nhà nghèo không có gạo, lợn để làm ma thì gia đình phải mương thầy phù thủy về để quàn người chêt để vào một gian nhà từ một đến ba tháng khi đến mùa mới làm ma

2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

- Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng tổ tiên

- Phong tục Tết cơm mới theo mùa của các dân tộc trong thôn/làng

3. Một số tập tục, lễ tục khác            

- Làm vía: có

- Mo người quá cố, có

- Thờ cúng Tổ tiên có

- Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng có

- Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng có

- Làm Chá, Chiêng, không

- Phong tục giúp nhau có

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc thổ

4. Lễ hội của thôn/làng

Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức ngày 10 tháng 6, nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây.

5. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc khua lóng, kin chiêng, vv...; hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc thổ  mục nào không còn phát huy.

6. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì cót, dúm khúm, đống, sinh, sàng Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên có Loại nào không dùng nữa cót dùng bì, rương

7. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc Thổ như liên quan đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn.

- hát đối

- hát em ôi

- chậm đò ho….

8. Các danh hiệu của thôn/làng: Làngvăn hóa/ đạt chuẩn nông thôn mới hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu

- huyện công nhận làng văn hóa lần 1 năm 2014.

- huyện công nhận làng văn hóa lần 2 năm 2016.

- Đạt chuẩn NTM 2017

5. THÔN LIÊN HIỆP

          I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí: thôn Liên Hiệp nằm ở phía tây bắc xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã bao 2km về phía bắc

2. Địa giới

- Phía Đông giáp thôn Đồng Xuân

- Phía Tây giáp Thôn Thịnh Lạc và thôn Xóm Đon

- Phía Nam giáp:Tân Thịnh

- Phía Bắc giáp thôn Yên Xuân xã Yên Lễ.

                   II. Tên gọi qua các thời kỳ

                   Thôn Liên Hiệp do ủy ban kháng chiến hoàn thành chính lâm thời xã Hóa Quỳ đặt vào tháng 09 năm 1947.

                   1. Tên Nôm trước đây tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ, Ý nghĩa của tên gọi là sự sắp nhập 4 lúng lại với nhau.

          2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ: Liên Hiệp – HTX Hiệp Thịnh – Liên Hiệp

          3. Tên gọi hiện nay: Liên Hiệp Tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ Ý nghĩa của tên gọi. (Ý nghĩa của tên gọi là sự sắp nhập 4 lúng lại với nhau)

          4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện: Không

          III. Lịch sử hình thành.

Thôn Liên Hiệp do ủy ban kháng chiến hoàn thành chính lâm thời xã Hoá Quỳ đặt vào tháng 09 năm 1947 được sắp nhập từ 4 lúng gồm: Lúng Mồn, Lúng Sang, Lúng Ngốc, Lúng ó, cả 4 lúng lúc bấy giờ có 29 hộ và có hai dòng chiếm 80% là dòng hộ Lê Nhân và dòng họ Lê Hữu bên cạnh đó còn có họ Lê Văn ở Lúng Sang, Lúng Ngốc và hộ Lê Đinh ở Lúng ó.

Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 thành lập 3 tổ đổi công ở lúng mồn có hai tổ là Quyết Thành và Thành Quý ba lúng còn lại gọi là An Hòa

1. Vùng đất của thôn/làng hiện nay là vùng đất cổ có tiếng nói riêng đó là tiếng dân tộc thổ, do tổ tiên lập từ lâu đời, từ năm 1961 đến nay do dự di dân và dân định cư nên có một số hộ chuyển đến và sinh sống trong thôn những hộ này chủ yếu là người kinh ở khu vực Hoằng Hóa chuyển đến. Lúc mới thành lập thôn thuộc tổng Như

2. Địa dư của thôn ban đầu khi mới thành lập thôn Liên Hiệp gồm 4 lúng (Lúng Mồn, Lúng Sang, Lúng Ngốc, Lúng ó,) Đến năm 1961 sắp nhập 5 thôn gồm (Lúng Đon, Lúng Cộ, Làng Mới, Đồng Ớt, và thôn Liên hiệp cũ) và đổi tên gọi HTX Hiệp Thịnh, đến năm 1988 Thôn Hiệp Thịnh chi tách thành 5 thôn gồm Xóm Đon, Thịnh Lạc, Tân Thịnh , Đồng Xuân và Liên Hiệp.

          3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian /sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay lien quan đến vùng đất thôn/làng/khu phố: Không

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu: 100 hộ 345 khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:           16 người     (Chiếm 4.63 %)

+ Dân tộc Mường:       15 người     (Chiếm 4.35 %)

+ Dân tộc Thổ:          269 người     (Chiếm 77.98 %)

+ Dân tộc Kinh:          45 người     (Chiếm  13.04 %)

+ Các dân tộc  khác      0 người      (Chiếm ...............%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn/làng/khu phố: Tiếng thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn:

(số người ?........ dân tộc nào là chủ yếu ?); Mục này lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân ): Không Biết

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ.........số khẩu..... thuộc các dân tộc nào và dân tộc nào là chủ yếu....); thời điểm chuyển đến; Lý do chuyển đến

3.Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ.........số khẩu......thuộc dân tộc nào là chủ yếu); thời điểm chuyển đi ? Lý do chuyển đi

4. Dân cư của thôn/làng/khu phố phát triển đông nhất vào thời điểm nào ? thuộc các dân tộc nào và dân tộc nào là chủ yếu ? Các Lý do phát triển thêm ?

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Sông Quền.

a) Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc Thổ ?.Sự tích và ý nghĩa của tên sông, suối: Không nhớ

b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn/làng: 3km 

c) Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng/khu phố: Trước đây có tổng bơm cấp nước cho Nông Nghiệp đến năm 1976 khi các đập được hình thành thì tổng bơm được dở bỏ.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng: Núi Ao Bến, Núi ao cá mè, núi Ao mới, Núi Ao Trạc.

a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc Thổ

b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; Không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: Không

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: Không

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào: Không

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6. Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc...).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

 

Đồng Quền

Thổ

Dọc sông Quền

Vẫn canh tác

 

Đồng Xáy

Thổ

Khai hoang từ cánh môn ráy ngứa

Vẫn canh tác

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn/làng:

Trước đây ở tại địa bàn thôn có các di tích văn hóa truyền thống gắn liền với tiến ngưỡng tôn giáo lúc bấy giờ như: Giếng làng, bến nước (giếng làng có 4 cái gắng liền với miền quê việt nam cho đến nay chỉ còn lại một cái nằm tại Ao bến), bến nước gồn 4 cái đó là: Bến Xáy, Bến chiềng, Bến Bương, Bến tền cho đến nay cùng với sụ phát triển KTXH hiện tại các bến này không còn nữa. Bên cạnh đó còn có các đền thờ các vị thánh sắc trong làng gồm: Đền quan lang thờ anh hung Đền sắc, Chùa cây đa đồng xáy thờ Thần A Di, Đình bến chiềng tờ thanh Hoàng.

2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng: Không

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội Thời kỳ chống pháp: 01 người, Thời kỳ chống mỹ: 18 Người; Bảo vệ biên giới phía nam và làm nhiệm vụ quốc tế: 27 người, Số lượng liệt sĩ: 07 người, Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 01 người, Số người đượng tặng huân chương KC: 07 người, Huy chương kháng chiến: 11 người.

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: cơ bản hoàn thành XD NTM 14/14 tiêu chí.

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn/làng: Nông nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây: Diệt và đan lát. Hiện nay nghề nào còn duy trì Được nghề nào.

3. Cây trồng chủ đạo: Lúa và cây công nghiêp (Cao su, keo)

4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu bò

5. Nông sản chủ yếu: Lúa

6. Đặc sản tiêu biểu : Không

7. Các trang trại, gia trại lớn Không

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới)   4 %

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

          1. Đình:

- Tên gọi: Đình bến chiềng thờ thành hoàng, có từ thời kỳ nào thời khai sinh.         -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

- Thờ ai: Thờ Thành Hoàng

-  Hiện trạng hiện nay: Không còn nữa

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào:

- Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2.Đền:

- Tên gọi: Đền Quan Lang; có từ thời kỳ nào: Thời kỳ còn các Lúng           

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

- Thờ ai: Anh hung Đình Sắc; Sự tích của đền:

-  Hiện trạng hiện nay: Không còn đình.

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

-  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền

3. Chùa

-  Tên gọi: Chùa cây đa đồng xáy. có từ thời kỳ nào các Lúng          

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

-  Hiện trạng hiện nay Không còn nữa.

- Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn/làng/khu phố: Không

5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ nào lưu giữ: Không

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

6.                 Văn hóa ẩm thực

6.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

Món ăn hàng ngày của người Kinh:  Cơm, canh, cá, Thịt, rau …

Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn:

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Cơm, canh, cá, Thịt, rau, bánh chưng, bánh ít …

1.1.3. Những món ăn đặc sản

 Những món ăn đặc sản của người Thổ:  môn nấu quả trám, thịt chụ, cá chụ: Môn nấu trám là nấu canh môn xong giả quả trám (Trí)   

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ: Trước đây có nước chè lam ống nứa, rượu sắn … giờ không còn nữa.

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Rượu cần.

2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống

Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ: Váy, khan xếp, khăn lưng  cho đến thời nay không còn nữa do kinh tế thị trường.

3. Ngôi nhà truyền thống

4. Phong tục tập quán

4.1. Phong tục vòng đời

 Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng: Mừng dâu – Mừng rể

Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng; Không

Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng: Nhà táng giấy, tróng kèn, mo.

4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Không

Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Tết cơm mới

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

a) Làm vía:

b) Mo người quá cố: Có

c) Thờ cúng Tổ tiên: Có

d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: Không

đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: Không  

đ)  Làm Chá, Chiêng: Không

e) Phong tục giúp nhau

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc Thổ: Đổi công; phường hội Mục đích ý nghĩa: Hỗ trợ nhau để phát triển sản xuất, hình thức tổ chức: Sản xuất tập trung theo hình xong hộ này đến hộ khác. Hiện tại không còn duy trì một số phường hội hỗ trợ làm nhà và các công trình khác.

5. Lễ hội của thôn/làng

    Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay: Không

6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....); hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc nào ?  mục nào không còn phát huy: Không

7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì ? Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên ? Loại nào không dùng nữa, vì sao (do không còn nguyên liệu? không còn người biết làm/ hay do các lý do khác: Không

8. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc ( Thái, Thổ, Mường, Kinh,..) như các truyện thơ, truyền thuyết, truyện kể dân gian, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, đồng dao, khặp, tục ngữ, câu đố, phương ngôn,.. liên đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn: Không

9. Các danh hiệu của thôn/làng: Làngvăn hóa/ đạt chuẩn nông thôn mới hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu: Cấp xã, Cấp huyện

6. THÔN TÂN THỊNH

        I. Vị trí địa giới:

1. Thôn Tân Thịnh là thôn nằm về phía Tây của xã, cách trung tâm xã 1 km,

2. Địa giới

- Phía Đông giáp: thôn Đồng Xuân

- Phía Tây giáp: Thôn Thịnh Lạc

- Phía Nam giáp: Thôn Quảng Hợp và nhà máy chế biến NLS Xuất khẩu Như Xuân

- Phía Bắc giáp: Thôn Liên Hiệp

II. Tên gọi qua các thời kỳ :

Năm 1960-1964, thôn khi đấy thuộc đội 2, Hợp tác xã Thịnh Lạc. Từ năm 1965- 1988, thôn là đội 6, HTX Hiệp Thịnh. Đến năm 1988, thôn chính thức được đặt tên là thôn Tân Thịnh.

III. Lịch sử hình thành

Theo lịch sử của Xã Hóa Quỳ, Tân Thịnh là một trong số các thôn được thành lập sớm và có dân cư sống tập tung của xã, có dân cư bản địa sống tập chung và chiếm tỷ lệ cao trong dân số thôn. Qua nhiều lần chia tách thôn Tân Thịnh ra đời và phát triển.

IV. Dân số và thành phần dân tộc 1. Số dân: số hộ: 134 hộ, số khẩu: 580 khẩu

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 22 người (Chiếm 3,8%)

+ Dân tộc Mường: 42 người (Chiếm 7,2%)

+ Dân tộc Thổ: 414 người (Chiếm 71,4%)

+ Dân tộc Kinh: 102 người (Chiếm 17,6%)

+ Các dân tộc  khác........ .... người (Chiếm ...............%)

 

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong thôn là tiếng Việt.

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn là 580 người, chủ yếu là dân tộc Thổ và dân tộc Kinh

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: Do đặc điểm dân số thôn chủ yếu là người bản xứ, chỉ có một số ít các hộ dân (Quảng Châu - Quảng Xương; Hoằng Hóa) chuyển đến làm kinh tế mới và cũng đã sống định cư ở thôn.

3.Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ.........số khẩu......thuộc dân tộc nào là chủ yếu); thời điểm chuyển đi ? Lý do chuyển đi

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm hiện nay, thuộc các dân tộc thổ, kinh, thái, mường và dân tộc thổ chủ yếu, các tộc khác là do di cư tới sống, hoặc lấy chồng (vợ) về thôn.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1.  Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

                   Thôn có sông Quyền chảy qua, với chiều dài khoảng 1km, sông chảy từ xã Cát Tân qua xã Hóa Quỳ (thôn Tân Thịnh) và chảy qua Xuân Quỳ.

                   Nhờ có Sông Quyền chảy qua và thôn gần với núi Mùn nên thôn có nguồn nước sạch và dồi dào cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động nông nhiệp của bà con nhân dân.

                   2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

                   Núi Mùn là ngọn núi đá nằm ở vị trí đường vào của Làng, nó được dân làng ví như cánh cửa của làng, đó là một núi đá cao và có nhiều loại động vật và chim rừng về sinh sống.

                   3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

                   a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

                   b) Sự tích của hang, động;

                   4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

                   a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

                   b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

                   5. Trước đây, ở các khu đồi và núi Mùn, có nhiều loại động vật rừng sống như Lợn rừng, nai, gà, chim …. nhưng do nhân dân khai hoang ngày càng nhiều nên đất rừng bị thu hẹp và chuyển đổi mực đích sang trồng cây công nghiệp như Cao su, cà phê và nạn săn bắn nhiều nên các loài động  vật đến nay rất hiếm, chỉ còn lại ít gà rừng, và một số loại chim.

                   6.  Thống kê các loài thực: Thôn có nhiều loại cây gỗ quý như Lim và nhiều loại cây thuốc. Hiện nay, trong thôn vẫn có một số người hàng ngày vẫn đi hái thốc trên rừng để điều trị một số bệnh thường gặp và có tiếng trong và ngoài xã,

                   7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Quền

Thổ

Có nhiều cây Quền

Trồng lúa nước 2 vụ

2

Đồng Ao Bến

Thổ

Có đập Ao Bến

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

3

Đồng Sâm

Thổ

Theo truyền thuyết có người đào phải cổ Rồng, máu của Rồng chảy xâm hết nên gọi là đồng Sâm

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

4

Đồng Lố

Thổ

Máu rồng mới chạm vào cánh đồng này

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

 

                   VII. Những nét nổi trội về lịch sử

                   1.Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: Thôn có đên Quận Công Lê Đình Tại – là người dân tộc Thổ của Làng được vua phong chức Quan Quận công, được mọi người dân trong làng và trong xã kính trọng và noi gương ca các thế hệ.

                   2.Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng

                   3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Thôn Tân Thịnh từng có đơn vị bộ đội của An toàn khu thuộc Quân khu 4 lệp lán trại tại chân núi Mùn (1950-1951)

                   Qua các thời kỳ kháng chiến, thôn luôn luôn tham gia sức người, sức của tham gia chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Đến nay có 1 liệt sỹ, 04 thương binh đang sống tại thôn

                   4.Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

                   Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp trên và của xã, toàn thể bà con và nhân dân thôn Tân Thịnh đã đồng lòng, thống nhất và quyết tâm xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Đến nay, thôn đã hoàn tất 14/14 tiêu chí nông thôn mới và đã trình, đề nghị UBND huyện công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, 100% đường nội đồng đã được bê tông hóa, được nội thôn đã được cứng hóa, khang trang, sạch đẹp. Thôn không còn nhà dột nát, tạm bợ.

                             VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

                   1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: Ngành nghề chủ yếu của dân cư trong làng là nông nghiệp, một số đi làm ăn xa và xuất khẩu lao động.

                   2.Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ?  Tiềm năng phát triển ?

                   3. Cây trồng chủ đạo: Lúa, ngô,sắn, cao su, keo…

                   4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà

                   5. Nông sản chủ yếu: Lúa, sắn, cao su

                   6. Đặc sản tiêu biểu ?

                   7. Các trang trại, gia trại lớn ?

                   8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 4,47%

                   IX. Dấu tích văn hóa vật chất

                   1. Đình:

                   - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

        - Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

        - Thờ ai; Sự tích của đình;

        -  Hiện trạng hiện nay ?

        - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

        -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

        - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2.Đền:

           - Tên gọi: Đền Quận Công Lê Đình Tại có từ thời Tây Sơn           

           -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích: Chưa

           - Thờ quan quận công Lê Đình Tại

           -  Hiện trạng hiện nay: Đã được bà con nhân dân tôn tạo và bảo vệ

           - Đã được trung tu xây dựng mới năm 2015, kinh phí do nhân dân trong làng đóng góp xây dựng. Kiến trúc của Đình trước đây còn đơn sơ, hiện nay đã được tôn tạo thành kiểu đền chùa phù hợp.

               - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền: Các ngày lễ tết, con cháu trong thôn đều dâng lễ tài đền.

            3. Chùa

              -  Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              -  Hiện trạng hiện nay ? đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               - Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                    do thay đổi ?

    4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn/làng/khu phố ?

                                                                                                                                                                                                5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ

        nào lưu giữ

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

7.                 Văn hóa ẩm thực

7.1.         Văn hóa ăn

1.1.1.  Món ăn hàng ngày

                   Các món ăn hàng ngày của nhân dân trong làng cũng như bình thường, không có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc Thổ - Kinh – Thái - Mường

Nước uống hàng ngày cũng từ các loại lá mát như chè xanh, lá vối, lá ngấn

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   Ngày lễ tết do đặc điểm dân cư chủ yếu là người Thổ và người kinh, nên các món ăn cũng mang tính chất truyền thống như bánh trưng, giò chả, cá nướng …

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

                   Người kinh có trang phục bình thường, người thổ có trang phục váy áo truyền thống tự dệt gọi váy đoỏng, váy Ràm.

       3. Ngôi nhà truyền thống

                   Nhà của người trong thôn hiện nay chủ yếu là nhà xây và nhà gỗ.

      4. Phong tục tập quán

          4.1. Phong tục vòng đời

                   a) Người phụ nữ khi sinh con cần phải kiêng cữ và hơ người bên bếp than trong 01 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

                   b) Phong tục liên quan đến hôn nhân: Cũng như dân tộc kinh, việc cưới hỏi làm tuần tự các bước, dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rễ được hai bên anh em họ hàng mừng tuổi bằng tiền hoặc quà.

                   c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng ?

                   d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: Đám ma của người thổ có nhà táng, trống 3 dây

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

                   a) Phong tục Tết Nguyên đán: Ăn tết Nguyên Đán theo tết chung của cả nước

                   b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: Một năm 2 mùa gặt xong, mỗi gia đình đều làm cơm cúng cơm mới.

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

                   a) Làm vía: Kêu vía cho người già yếu

                   b) Mo người quá cố: Đã bỏ

                   c) Thờ cúng Tổ tiên: Thờ cúng ông bà tổ tiên như người kinh

d) Hàng năm, vào tháng 11, thôn tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân theo nét chung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

7. THÔN ĐỒNG XUÂN

                   I. Vị trí địa giới:

          1. Vị trí của thôn là nằm ở trung tâm UBND xã Hóa Quỳ   

      Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn là núi đá và đập Đồng Ớt bao quanh thôn.

          2. Địa giới

- Phía Đông giáp thôn Thanh tân xã Hóa Quỳ.

- Phía Tây giáp thôn Tân Thịnh xã Hóa Quỳ.

- Phía Nam giáp thôn Quảng Hợp xã Hóa Quỳ.

- Phía Bắc giáp xã Yên Lễ Như Xuân.

                    II. Tên gọi qua các thời kỳ. 

1. Tên Nôm trước đây; Tên gọi theo tiếng dân tộc nào (Thái, Mường, Thổ, Kinh,..) ? Ý nghĩa của tên gọi. (tại sao lại gọi tên như vây....);

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ (khi mới khai khẩn vào khoảng năm 1940- 1950 của thế kỷ 20 lúc đầu có tên gọi là Đồng Ớt, năm 1964 theo chủ trương của Đảng nhà nước về công tác định canh định cư xây dựng và phát triển kinh tế miền núi. Có 11 hộ ở Hoằng Hóa lên định cư cùng 8 hộ bản gốc dân tộc thổ sát nhập thành đội sản xuất lấy tên gọi là xóm Đồng Ớt, trải qua quá trình hình thành đến năm 1981 lấy tên gọi là hợp tác xã Đồng Xuân cho đến nay có tên gọi là thôn Đồng Xuân.

3.  Tên gọi hiện nay là Thôn Đồng Xuân Tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

    4. Ghi chép các truyền thuyết, thôn không có truyền thuyết.

                   III. Lịch sử hình thành

1.                 Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ  Do tổ tiên lập từ lâu đời.

2.                 Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

2.  Địa dư của thôn qua các thời kỳ cho đến nay vẫn không thay đổi.

  3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian thôn không có truyện thuyết cũng như truyện kể dân gian.

                   IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 101, số khẩu 401.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 6 người (Chiếm 0,16  %)

+ Dân tộc Mường: 9.người (Chiếm 0,22%)

+ Dân tộc Thổ:.281người (Chiếm 70.%)

+ Dân tộc Kinh: 105 người (Chiếm 26,2.%)

+ Các dân tộc  khác 0 người (Chiếm 0 %)

 

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng thổ.

                   V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn Đồng Xuân: 401 người (2017) trong đó dân tộc Thổ là chủ yếu ; Mục này lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân)

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó cơ bản là không có.

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác cơ bản là không có.

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào từ năm 1978 đến 1990 thuộc các dân tộc nào và dân tộc thổ  là chủ yếu, Lý do phát triển: sinh con nhiều.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn Đồng Xuân có con suối bắt nguồn từ thị trấn Yên Cát xuống đập Đồng ớt sau đó chảy ra khe quyền.

    a) Tên sông, tên suối đồng ớt, suối theo tiếng dân tộc thổ. 

    b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn khoảng 1,5 km 

    c) Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn Đồng xuân nó có ý nghĩa rất lớn khi nó là nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng của thôn.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Đồng Xuân có lèn ớt độ cao khoảng 480 m so với mặt nước biển.

    a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc nào thôn Đồng Xuân cơ bản không có núi đồi cao.

    b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn Đồng xuân không có hang.

    a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

    b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn không có thung lũng.

     a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

     b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ lim, dổi, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Ớt

Thổ

Gần lèn ớt

Trồng lúa

2

Đồng Cồm

Thổ

 

Trồng lúa

3

Đồng Giếnh

Thổ

 

Trồng lúa

4

Đồng khoai

Thổ

Trước đây trồng khoai

Trồng lúa

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

                   1.Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn Cấp công nhận, năm công  nhận, thôn không có danh thắng.

                   2.Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn, không có.

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng, thôn có 4 liệt sĩ, 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có);   Những đóng góp về của cải vật chất không có

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

                             VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.                 Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn trồng trọt 

2.                 Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ?  Tiềm năng phát triển ?

2. Cây trồng chủ đạo cây lúa

3. Vật nuôi chủ yếu lợn, gà , vịt..vv

4. Nông sản chủ yếu ? cây lúa, ngô, khoai, sắn..vv

5. Đặc sản tiêu biểu không có.

6. Các trang trại, gia trại lớn không có.

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 5/101 hộ.

                   IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1. Đình ở thôn Đồng Xuân không có đình

                   - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

                   -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

        - Thờ ai; Sự tích của đình;

        -  Hiện trạng hiện nay ?

        - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

                   -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

        - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2. Đền ở thôn Đồng Xuân không có đền.

              - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              - Thờ ai; Sự tích của đền;

              -  Hiện trạng hiện nay ?

              - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                  do thay đổi ?

               - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền

            3. Chùa ở thôn Đồng Xuân không có chùa.

              -  Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              -  Hiện trạng hiện nay ? đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               - Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                    do thay đổi ?

    4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn, thôn không có văn bia.

    5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ

        nào lưu giữ, không có.

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn Đồng xuân.

8.                 Văn hóa ẩm thực

8.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày,

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

         a) Những món ăn đặc sản của người Thái:  canh măng chua nấu thịt lợn 3 chỉ,Ăn vào buổi trưa và buổi chiều tối, ăn cả gia đình. Ngày nay vẫn còn ăn thường xuyên, Cách nấu bỏ thịt với măng cùng một lúc sau đó bỏ nhiều nước nấu khi nào nhừ thịt là được trước khi bắc xuống bỏ thêm vài củ kiệu cho nó thơm, không kiêng kỵ            

         b) Những món ăn đặc sắc của người Mường:  không có.

         c) Những món ăn đặc sản của người Thổ, không có.

        d) Những món ăn đặc sản của người Kinh: không có.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

           a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: 

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ

d) Mo tả đồ uống hàng ngày của người Kinh

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

          a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: rượu cần , rượu biaThường dùng vào dịp lễ tiết.  

           b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường:Tên nước uống ? Chá nâu,  pha chế ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ?

          c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: rượu bia. 

           d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: rượu bia.

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

         a) Những đồ uống đặc sắc của người Thái cơ bản không có.   

b) Những đồ uống đặc sắc của người Mường cơ bản là không có.     

        c) Những đồ uống đặc sắc của người Thổ cơ bản là không có.     

d)  Những đồ uống đặc sắc của người kinh cơ bản không có     

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái (chủ yếu là trang phục

 phụ nữ Thái:  Váy, áo, khăn về cơ bản hiện nay không giữ được nữa.

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường (chủ yếu là trang phục phụ nữ Mường: Váy, áo, khăn,  .)

 c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ  ( cả nam và nữ ) đối với nữ váy đỏng, áo ở trong vấy thắt dây ở phí dưới rốn đầu thắt khăn. Đối với nam mạc quần gụ áo tứ thân .

       3. Ngôi nhà truyền thống

a) Mô tả ngôi nhà  truyền thống người Thái không có.

b) Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Mường không có.

c) Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống ngườ thổ cơ bản không

 d) Trong thôn không có nhà truyền thống.

 đ) Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân không có.

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

           a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn không có.

             b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn không có

c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn không có

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ?

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn không có.

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

a) Làm vía:

b) Mo người quá cố,

c) Thờ cúng Tổ tiên

 d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng

 đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng, 

   e)  Làm Chá, Chiêng, ...

   f) Phong tục giúp nhau

  Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào (làm vía người Thái, thờ cúng tổ tiên người Thổ, Mường, Kinh ); Mục đích ý nghĩa, hình thức tổ chức như thế nào? hiện nay còn duy trì ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh )

                             5. Lễ hội của thôn, trong thôn không có lễ hội.

 Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay

     6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....); hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc nào ?  mục nào không còn phát huy.

          7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì như đan thúng, mủng, rổ, sàng. Ngày nay khôn còn loại nào  còn sử dụng thường xuyên ? Loại nào không dùng nữa, vì sao (do không còn nguyên liệu? không còn người biết làm/ hay do các lý do khác,.. ?

          8. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc ( Thái, Thổ, Mường, Kinh,..) như các truyện thơ, truyền thuyết, truyện kể dân gian, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, đồng dao, khặp, tục ngữ, câu đố, phương ngôn, ỏ thôn không có.

9. Các danh hiệu của thôn: Làngvăn hóa cấp huyện

8. THÔN THANH TÂN

        I. Vị trí địa giới:

1. Thôn Thanh Tân nằm về phía đông nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã khoảng 800m về hướng tây nam   

      2. Địa giới

- Phía Đông giáp giáp xã Bình Lương

- Phía Tây giáp: thôn Đồng Xuân

- Phía Nam giáp thôn Đồng Xuân

- Phía Bắc giáp: xã Yên lễ

 II. Tên gọi qua các thời kỳ

          Năm 1977 thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước nhân dân xã Hoằng Thanh huyện Hoằng Hóa đi xây dựng vùng kinh tế mới lên lập nghiệp tại xã Hóa Quỳ và đặt tên là hợp tác xã Thanh Xuân có nghĩa tên "Thanh" là lấy tên Thanh trong xã Hoằng Thanh, "Xuân" tức là lấy tên Xuân của  huyện Như Xuân. Do một nữa thôn dân cư ở xâm canh qua một thôn đó là thôn Quảng Hợp khó khăn trong việc quản lý đến năm 1992 Hội đồng nhân dân xã HÓa Quỳ có nghị quyết chia thôn Thanh Xuân thành hai thôn đó là Thôn thanh Tân và thôn thanh Xuân. Thôn Thanh Tân vẫn lấy chữ đầu là Thanh và chữ Tân có nghĩa là mới, và tên thôn Thanh Tân có từ năm 1992 cho đến bây giờ.

III. Lịch sử hình thành

          Trước ngày giải phóng đất nước 30/4/1975 vùng đất này là vùng đất hoang hóa, đến năm 1977 theo tiếng gọi của nhà nước nhân dân xã Hoằng Thanh huyện Hoằng Hóa đã lên xây dựng vùng kinh tế mới lập nghiệp dọc tuyến các tuyến đường giao thông chính như  quốc lộ 15a cũ vượt qua thôn quảng hợp đến giáp thôn Luống Đồng (nay là thôn Thanh Xuân) còn một số chuyển về ở giáp thôn Xuân Đàm (Nay là thôn Thanh Lương) tên gọi đầu tiên là hợp tác xã Thanh Xuân. Do bất cập về ranh giới của thôn do xâm cư khó quản lý về hành chính nên năm 1992 Hội đồng nhân dân xã Hóa Quỳ có nghị quyết chia hợp tác xã Thanh Xuân đã chia thành hai thôn đó là thôn Thanh Tân và Thôn Thanh Xuân cho đến bây giờ, sau này thôn Thanh Xuân lại được tách thành thôn Thanh Xuân và thôn Thanh Lương

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: Thôn Thanh Tân có 102  hộ, số khẩu. 487

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:   18 người (Chiếm 4%)

+ Dân tộc Mường: 02 người (Chiếm 0.2%)

+ Dân tộc Thổ: 52  người (Chiếm 10.6%)

+ Dân tộc Kinh: 415 người (Chiếm 85.2%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu là tiếng kinh hay gọi là tiếng việt

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn Thanh Tân: Có 58 hộ 350 người, dân tộc kinh là chủ yếu  lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân )

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: năm 2001 chuyển 16 hộ  64 nhân khẩu ở xã Bình Lương chuyển đến do điều chỉnh lại ranh giới hành chính số hộ và nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc kinh.

3. Dân cư của thôn Thanh Tân phát triển đông nhất từ năm 1996 đến nay là 28 hộ, 73 nhân khẩu; lý do con cái trưởng thành xây dựng gia đình dẫn đến tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn. Suối đồng ớt tên gọi theo tiếng dân tộc thổ chảy qua địa phân thôn Thanh Tân khoảng 1 km bắt nguồn từ thị trấn yên Cát chảy qua xã Yên Lễ đổ về đập Đồng Ớt thuộc thôn Đồng Xuân sau đó đổ ra khe Quyền và chảy về xã Xuân Quỳ.

Vai trò của con khe này là cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân thôn Thanh Tân, thôn Đồng Xuân và thôn Quảng Hợp, đặc biệt là tưới tiêu cho khoảng 45 ha đất lúa và các diện tích cây trồng khác cho thôn Đồng Xuân và thôn Quảng Hợp.

Thôn Thanh Tân về địa hình không có núi đá mà chỉ có đồi đất độ cao từ 150 trở xuống thích hợp cho trồng rừng và trông cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây nông nghiệp như sắn, mía…..

Trước năm 1977 khu vực này là rừng tự nhiên có nhiều gỗ quý như lim lát, dổi vàng tâm và nhiều loại gỗ khác, động vật như nai, lợn rừng, gà rừng nhưng do nhân dân khai hoang đất rừng ngày càng thu hẹp do chuyển đổi mục đích sang trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê và nạn săn bắn nhiều nên các loài động vật đến nay rất hiếm chỉ còn lại ít gà rừng mà thôi.

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Súng

Thổ

Khu vực nhiều cây hoa súng

Nay đã trồng lúa và các cây hoa màu khác

2

Ao lẻ

Kinh

Trước đây có 1 chiếc ao đơn độc giữa rừng nên gọi là ao lẻ

Nhân dân canh tác trồng lúa và cấc cây trồng khác

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

          Thôn Thanh Tân được thành lập trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc thôn đã đóng góp sức người, sức của trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ở biên giới tây nam cụ thể có 1 thương binh đó là thương binh : Đinh Văn Long bị thương ở biên giới tây nam hiện nay đang được hưởng chính sách của nhà nước.

Về xây dựng nông thôn mới nhân dân trong thôn đã hưởng ứng chủ trương của nhà nước là toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới cụ thể : đã đóng góp về ngày công và tiền bạc để xây dựng nông thôn mới cụ thể đã bê tông hóa tuyến đường 15A cũ dài 900m và bê tông hóa các tuyến đường từ đường Hồ Chí Minh đi đập Hón Man dài 500m, tuyến đường nội thôn từ đường Hồ Chí Minh đi Ao lẻ dài 1,7km

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

3.                 Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn là nông nghiệp

2. Cây trồng chủ đạo là cây cao su.

3. Vật nuôi chủ yếu là trăn nuôi lợn, gà trâu bò.

4. Nông sản chủ yếu là mủ cao su.

5. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 6.8%

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

9.                 Văn hóa ẩm thực

9.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

    Món ăn của người kinh cũng như mọi miền đất nước các món ăn trong bữa phụ thuộc vào kinh tế của các hộ dân nhưng các món ăn truyền thông cũng chỉ có cá, thịt, rau

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong dịp lễ tết của người kinh cũng có cá nướng dò chả bánh chưng, bánh dày.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Chỉ uống nước chè khô hoặc chè tươi theo sở thích của từng gia đình không có đồ uống riêng.

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

Thôn chủ yếu là người dân tộc kinh nên việc ăn mặc hoàn toàn  giống với  với người kinh ở các vùng miền trong cả nước

       3. Ngôi nhà truyền thống

          Do phong tục tập quán của người kinh ở miền xuôi định cư lên do vậy ngôi nhà trước đây làm bằng cột gỗ chôn , vách thưng lợp tranh, nay kinh tế phát triển nhân dân đã làm nhà xây lợp ngói, có một số gia đình ở nhà kê gỗ. về phong tục trước khi dựng nhà chủ nhà làm lễ cúng động thổ báo cáo với thần linh là xin đất để dựng nhà.

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời :

          Khi gia đình có người sinh đẻ phải kiêng thời gian ở cử đối với con trai kiêng cử là 7 ngày còn sinh con gái kiêng cử là 9 ngày, ngoài cử, gia đình tổ chức liên hoan nhằm báo cáo với dân làng nhà mình có thành viên mới.

          Về phong tục liên quan đến hôn nhân : Khi hai bên con cái yêu nhau về báo cáo lại cho gia đình biết, bên họ trai chủ động đến gia đình họ gái làm lễ dạm ngõ sau đó lễ ăn hỏi và xin cưới. Tổ chức cưới được tổ chức long trọng tại nhà trai.

          Khi một gia đình nào đó có người qua đời nhân dân trong thôn đến thăm hỏi ân cần phúng viếng và giúp đỡ gia đình tang gia với cử chỉ cao đẹp đó là nghĩa tử là nghĩa tận.

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          - Phong tục chu kỳ thời tiết một năm có 4 cái tết đó là tết nguyên đán vào mồng một tháng giêng âm lịch, thời gian ăn tết có thể kéo dài tới hết tháng giêng.

          - Tết Thanh Minh vào dịp tháng 3 âm lịch các gia đình thường tổ chức đi tảo mộ cho người quá cố.

          - Tết Đoan ngọ : Thường tổ chức vào tháng 5 âm lịch lúc bây giờ thu hoạch vụ chiêm đã xong.

          - Rằm tháng 7: Theo phong tục của người kinh rằm tháng 7 là ngày xóa tôi vong nhân có nghĩa là ở âm phủ diêm vương ân xá xóa tội cho những người chết nên mọi gia đình tổ chức cúng bái mong cho vong hồn của những người quá cố được xóa tội và siêu thoát về thế giới khác. 

5. Các danh hiệu của thôn:

Thôn Thanh Tân đã là thôn văn hóa từ năm 2015 và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

 

9. THÔN QUẢNG HỢP

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn: Thôn Quảng Hợp nằm ở phía Nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã 0,5 km về phía Đông Nam.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp: Khu Hón Man thôn Thanh Tân.

- Phía Tây giáp: thôn Thanh Xuân.

- Phía Nam giáp: rừng Bù Mùn.

- Phía Bắc giáp: thôn Đồng Xuân.

          II. Tên gọi qua các thời kỳ:

Năm 1963 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhân dân hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương đi xây dựng vùng kinh tế mới lên lập nghiệp tại xã Hóa Quỳ và đặt tên là Hợp tác xã Quảng Giao và hợp tác xã Hoằng Hợp, gọi chung là hợp tác xã Hoằng Hợp.

- Năm 1973 HTX Hoằng Hợp sát nhập với HTX Luống Đồng gọi là HTX Hoằng Đồng.

- Đến năm 1982 gọi là HTX Quảng Hợp.

-  Tên gọi hiện nay: Thôn Quảng Hợp.

III. Lịch sử hình thành:

Vào những năm 1960 lúc đó còn rừng núi, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân đã khai hoang vỡ đất, từ dốc ghồ ghề thành ruộng cấy, để lấy lương thực sinh sống, thành lập nên HTX Hoằng Hợp.

Cơ bản về địa dư là không thay đổi, từ khí có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nhân dân ở đông hơn hai bên đường để buôn bán, làm ăn, phát triển các tiểu thương buôn bán.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: 89 hộ, 478 nhân khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 04 người (Chiếm 0.8%)

+ Dân tộc Mường: 06 người (Chiếm 0.9%)

+ Dân tộc Thổ: 20 người (Chiếm 5.3%)

+ Dân tộc Kinh: 448 người (Chiếm 93 %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu: Tiếng kinh.

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư của thôn cơ bản của thôn là dân định cư từ Quảng Xương, Hoằng Hóa lên từ 20 hộ nay đã trên 100 hộ.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: Chỉ có từ 01 đến 02 hộ mới chuyển đến mấy năm gần đây.

3. Dân cư của thôn phát triển đông nhất từ năm 1996 đến nay đã là 89 hộ, 478 nhân khẩu, lí do con cái trưởng thành, xây dựng gia đình dẫn đến tách hộ, lập hộ mới.

VI. Đặc điêm tự nhiên:

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

 a. Có hai con suối chảy vòng quanh địa bàn thôn là:

+ Khe cầu Sắt chảy từ phía Đông về cầu Sắt và ra sông Chàng, chảy từ phía đông về thuộc phía Tây Nam của thôn, trước kia phục vụ sinh hoạt cho nhân dân gần khe, nay nguồn nước bị nhiễm bẩn, nên không sử dụng. 

+ Khe đập Đồng Ớt chảy từ phía Bắc về song Quyền rồi chảy ra sông Chàng, chủ yếu nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong thôn.

2. Thôn Quảng Hợp về địa hình không có núi đá mà chỉ có đồi núi thấp cao từ 15o trở xuống thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây sắn, mía và các cây lương thực ngắn ngày như ngô, lạc, khoai lang…

3. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Quảng Xương cao

Tiếng kinh

Do nhân dân Quảng Xương khai phá

Gieo cấy bình thường

2

Quảng Xương sâu

Tiếng kinh

Do nhân dân Quảng Xương khai phá

Gieo cấy bình thường

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử :

Thôn Quảng Hợp được thành lập do nhân dân hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương di cư trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhân dân trong thôn đã đóng góp sức người, sức của trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, cụ thể có các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh như:

Về xây dựng nông thô mới: tháng 12/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận thôn Quảng Hợp là  một trong ba thôn về đích nông thôn mới của xã Hóa Quỳ, cán bộ và nhân dân trong thôn đã chung tây xây dựng nông thôn mới với các thành tích nổi bật như: Xây dựng mới 01 nhà văn hóa thôn, bê tông hóa   km đường nội thôn, lien thoonn, chỉnh trang nhà cửa, tường rào, xây mới   hố rác,   ngõ bê tông…….

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.     Ngành nghề chủ yếu của dân cư trong thôn là nông nghiệp.

2. Những năm gần đây kinh tế - xã hội phát triển, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc thôn, phát triển các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ dọc tuyến đường mòn, các nghề dịch vụ như phục vụ ăn uống, tạp hóa… phát trine mạnh.

3. Cây trồng chủ đạo: Cây lúa, cao su.

4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà.

5. Nông sản chủ yếu: Lúa gạo.

6. Đặc sản tiêu biểu:

7. Các trang trại, gia trại lớn: 03 trang trại nuôi gà.

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) : 5.6%.

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: Không.

          X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

10.            Văn hóa ẩm thực

10.1.    Văn hóa ăn

          1.1.1. Món ăn hàng ngày

Món ăn của người kinh thôn Quảng Hợp cũng như của người kinh trên mọi miền đất nước, bữa ăn hàng ngày phụ thuộc vào kinh tế hộ, chủ yếu từ cá, thịt, rau…

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong các dịp lễ tết là: cá nướng, thịt lợn, giò, chả, bánh chưng, bánh giày.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Chỉ uống nước chè khô hoặc chè xanh theo sở thích từng hộ gia đình, không có đồ uống riêng.

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

Thôn Quảng Hợp chủ yếu là người dân tộc kinh nên việc ăn mặc hoàn toàn giống với người kinh ở các vùng khác trong cả nước.

       3. Ngôi nhà truyền thống

Thôn chủ yếu là người kinh định cư ở miền xuôi lên nên việc làm nhà ở cũng ảnh hưởng một phần từ phong tục người dân tộc như trước đây nhà làm bằng cột gỗ chon, vách thưng, lợp tranh. Hiện nay kinh tế gia đình phát triển, nhân dân đã xây nhà, lợp ngòi, một số hộ vẫn để nhà kê gỗ nhưng cách tân theo kiểu hiện đại.

          Trước khi đào móng làm nhà nhân dân thường có lễ cúng thổ địa, động thổ để xin đất làm nhà.

          4. Phong tục tập quán:

          4.1. Phong tục vòng đời

- Khi gia đình có người sinh đẻ: Phải ở cữ, kiêng cử là 7 ngày đối với con trai và 9 ngày đối với con gái. Ra ngoài cữ gia đình tổ chức đầy tháng, đầy năm…

- Về phong tục liên quan đến hôn nhân: Khi hai bên con cái yêu nhau về báo cáo với gia đình hai bên, họ trai sẽ đến dạm ngõ nhà gái, ăn hỏi và xin cưới. Việc tổ chức đám cưới mời bà con hàng xóm, bạn bè thân thiết đến chung vui và chúc phúc cho đôi bạn trẻ.

- Về phong tục ma chay: khi gia đình có người thân qua đời, nhân dân trong thôn đến hỏi thăm, phúng viếng và giúp đỡ gia đình tang chủ cho đến khi chon cất xong xuôi.

          4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết:

 a) Phong tục Tết Nguyên đán: vào mùng 1 tháng 1 âm lịch, việc ăn tết này có thể kéo dài đến hết tháng giêng.

b) Phong tục Tết Thanh Minh 3/3: các gia đình thường đi tảo mộ cho người quá cố.

c) Tết Đoan Ngọ: vào ngày 05/5, lúc này thu hoạch vụ chiêm đã xong, nhân dân thường mua hoa quả để giết sâu bọ.

d) Rằm tháng bảy: Theo phong tục của người kinh, rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân, các gia đình tổ chức cúng bái mong cho vong hồn của người thân đã mất được siêu thoát và về thế giới khác tốt đẹp hơn.

           5. Lễ hội của thôn/làng

Hàng năm ngày 18//11 tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân, đây là ngày để nhân dân tham gia các hoạt động văn nghệ - TDTT, kỷ niệm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, gắn chặt thêm tình đoàn kết của nhân dân trong thôn.

9. Các danh hiệu của thôn/làng:

Năm 2003 đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh, cuối năm 2016  được công nhân là thôn về đích nông thôn mới.

 

10. THÔN THANH XUÂN

I. Vị trí địa giới:

- Phía Đông giáp Thôn Thanh Lương

- Phía Tây giáp Rừng Bù Mùn

- Phía Nam giáp Thôn Luống Đồng

- Phía Bắc giáp Thôn Quảng Hợp

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây: Năm 1977  xã Hoàng Thanh có định cư lên và lấy tên làng Là Thanh Xuân (tên chính là Thanh được tách từ Hoàng Thanh, tên phụ là Xuân có nghĩa là mới)

III. Lịch sử hình thành

IV. Dân số và thành phần dân tộc

+ Dân tộc Kinh:  341người (Chiếm 100%)

+ Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn/làng chủ yếu là tiếng phổ thông

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn/làng/khu phố: số người 341 dân tộc kinh là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:

4. Dân cư của thôn/làng/khu phố phát triển đông nhất vào thời điểm nào vào năm 1977 thuộc các dân tộc Kinh  là chủ yếu.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

    a) Tên sông, tên suối; Suối cầu sắt

    b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn:  2km

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

3 . Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng nợi

 kinh

 

Đang gieo trồng sản xuất

2

Vực ách

kinh

Cánh đồng gần một vực chứa nước sâu

Do thời tiết khô hạn nay không còn  gieo cấy, sản xuất nữa

3

Đồng chân

Kinh

Oử dưới chân của 3 quả đồi cao

Đang gieo trồng sản xuất

4

Hón Man

Kinh

Lấy tên từ tên của Đập nước gần đấy

Đang gieo trồng sản xuất

                   VII. Những nét nổi trội về lịch sử

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn/làng  là làm nông nghiệp, một số hộ làm gạch.

2. Tiềm năng phát triển  nông nghiệp,  dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ lẻ.

2. Cây trồng chủ đạo  là cây lúa, cao su, keo, mía, sắn

3. Vật nuôi chủ yếu là Trâu, bò, lợn, gà

4. Nông sản chủ yếu ?

5. Đặc sản tiêu biểu ?

6. Các trang trại, gia trại lớn  có 01 gia trại nuôi lợn quy mô trên 2000 con

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 30%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: Không

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

11.            Văn hóa ẩm thực

11.1.    Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn?  (Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối?) 

          b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn?

c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn ?    

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn ? 

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

        Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào ?  Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không : Bánh chưng, bánh gai, bánh rằng bừa, bánh rán,…..

  1.1.3. Những món ăn đặc sản

         d) Những món ăn đặc sản của người Kinh:  Tên các món ăn đặc sản ? Ăn vào lúc nào? Ai là người hay ăn? Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không ? Cách nấu, chế biến ? Tác dụng món ăn ? Có kiêng kỵ gì không: Gà đồi, cá ao.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

 a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: 

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Rượu, bia.

1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

       3. Ngôi nhà truyền thống

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: tổ chức hái hoa dân chủ, hái lộc đầu năm

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía:

b) Mo người quá cố

          c) Thờ cúng Tổ tiên

          d) Phong tục giúp nhau 

 

11. THÔN LUỐNG ĐỒNG

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Luống Đồng năm ở phía Đông, Nam của xã cánh trung tâm xã khoản2 km    

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Thanh Lương xã Hóa Quỳ

- Phía Tây giáp: Thanh Xuân Xã Hóa Quỳ

- Phía Nam giáp: Thôn Thanh Hương xã Xuân Quỳ

- Phía Bắc giáp: thôn Thanh Xuân

II. Tên gọi qua các thời kỳ 

1. Tên Nôm trước đây; Tên gọi theo tiếng dân tộc thổ là thôn Lúng Tồng vì nơi có nhiều cánh đồng.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ và hình thành cụm dân cư và thống nhất gọi theo tiến dân tộc kinh thì gọi là thôn Luống Đồng vì nơi đây chủ yếu là làm ruộng.

3.  Tên gọi hiện nay: theo tiến dân tộc kinh vì sau khi hình thành cụm dân cư thì ngươi kinh lên định cư sinh sống thì gọi theo dân tộc kinh.

    4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện,.. có liên quan đến tên gọi thôn/làng .

III. Lịch sử hình thành

1. Vùng đất của thôn  hiện nay là vùng đất cổ thuộc dân tộc thổ được tổ tiên lập tự? Thời điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

2.  Địa dư của thôn được sát nhập định canh định cư từ năm 1963 đến năm 1969

3. Ghi chép các truyện thuyết Qua nhiều thế kỷ di dân di cư từ các huyện Triệu Sơn, Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa lên.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 184 hộ, số khẩu. 768 người

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 81người (Chiếm 10,5%)

+ Dân tộc Mường: 03 người (Chiếm 0,39%)

+ Dân tộc Thổ: 194 người (Chiếm 25,2%)

+ Dân tộc Kinh: 405 người (Chiếm 52,7%)

+ Các dân tộc  khác 85 người (Chiếm 11,0%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Kinh

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: số người 768 người,  dân tộc Kinh nào là chủ yếu.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ 35 số khẩu 154 thuộc các dân tộc kinh và dân tộc thái là chủ yếu ); thời điểm chuyển đến khoảng năm 1963 -1964; Lý do chuyển đến đi khai hoang phát triển vùng kinh tế mới.

3. Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ 10 số khẩu 50 thuộc dân tộc Thổ và dân tộc Kinh là chủ yếu); thời điểm chuyển đi tư 1980- 1985 Lý do chuyển đi chuyển về quê sinh sống với anh em, dòng họ

4. Dân cư của thôn  phát triển đông nhất vào thời điểm 1985 đến 1990, thuộc các dân tộc Kinh và dân tộc Thổ là chủ yếu . Các Lý do phát triển thêm lập gia đình sinh con có ý đình định cư lâu dai tại địa phương.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn;

 a) Tên sông, tên suối; thôn Luống Đồng có sông Rào Chùa, vì nơi đây có ngộ chùa cổ từ lâu đời. 

 b) Nguồn gốc của sông, Rào chùa dài khoảng 2km chảy qua thôn

 c) Vai trò của sông Rào chùa đã cung cấp nước sinh hoạt cho thôn Luống Đồng và phục vụ tưới tiêu cho các cánh đòng của thôn.  

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Luống Đồng có núi Đông Tầm với độp cao khoảng 700m so với mặt nước biển

 3. Sự tích và ý nghĩa của núi Đông Tầm theo tiếng gọi của người dân tộc Thổ là Rú Tầm , dươi   chân núi có thác Đá Bò

 4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn Luống Đồng

 a) Tên thung lũng Ngọc Re Tên gọi theo tiếng dân tộc Thồ 

 b) Sự tích và ý nghĩa của Ngọc re do núi Đông Tầm chảy xuống và hình thành các khe nhỏ để người dân làm ruộng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn Luống Đồng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu (Lợn rừng, Hoãng, Gà rừng, Vượn, Ong rừng)

 6. Thống kê các loài thực vật trước đây và hiện nay: một số loài chủ yếu như Nhân trần, Cam Thảo, Hà Thu Ô…..

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng ;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng nhà

Thổ

Cánh đồng sát các nhà dân

Còn nguyên

2

Đồng Mường

Thổ

Cánh đồng cao hơn các cánh đồng khác 

Còn nguyên

3

Đông rộc

Thổ

Có nhiều sình lầy, có nhiều nguồn nước đổ xuồng

Còn nguyên

4

Đồng giếng

Thổ

Có nguồn nước sạch lâu đời được gọi là giếng làng

Còn nguyên

VII. Những nét nổi trội về lịch

3. Những đóng góp sức người, sức của của thônLuống Đồng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội   ; Số lượng  thanh niên xung phong  ; Biên phòng  Số lượng liệt sĩ 2, Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1, 2. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruộng

Nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây: đan lát  Hiện nay nghề  đan lát vẫn còn duy trì. Tiềm năng phát triển tốt

2. Cây trồng chủ đạo cây cao su, keo, lúa nước, cây sắn

3. Vật nuôi chủ yếu Trâu, bò, lợn, dê, gai cầm

4. Nông sản chủ yếu Ngô , sắn, khoai lang

5. Đặc sản tiêu biểu: Thịt gà nấu măng chua, thịt ga nấu Lóng

6. Các trang trại, gia trại lớn: Không

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 3,68%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1. Đền

            - Tên gọi; có từ thời kỳ nào  tư thập niên 60;           

           -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích; chưa 

           - Thờ ai; Sự tích của đình;  thờ 2 cô gái thanh niên xung phong

           -  Hiện trạng hiện nay vẫn còn nguyên

           - Đã được trung tu xây dựng lại năm 1997

          -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây có một đền nhỏ năm bên bở suối thuộc khu vực cầu sắt Luống Đồng , đến năm 1997 đã xây dựng thành một ngôi chùa nhỏ, lý do xây dựng để  nhân dân quanh vùng đến thắp hương

        - Những phong tục đến thắp hương vào ngày lễ tết

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

          1. Văn hóa ẩm thực

2. Văn hóa ăn

          1.1.1. Món ăn hàng ngày

           a) Món ăn hàng ngày của người Thái :  Cơm và thức ăn thông thường    

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm và thức ăn thông thường     

c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm và thức ăn thông thường     

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh:   Cơm và thức ăn thông thường    

          1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

          a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

          b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh:  Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chè lam, cơm lam, bánh răng bừa, bánh rán

1.1.3. Những món ăn đặc sản

         a) Những món ăn đặc sản của người Thái: món Cá Móc thi thoảng ăn, ăn món cá mộc nay có tác dung khỏe người, tất cả ai cung có thể ăn được. Ngày nay món này vẫn được người thái di truyền để ăn vào những dịp tết .   

         b) Những món ăn đặc sắc của người Mường:     

         c) Những món ăn đặc sản của người Thổ:  món Thịt chua (hay còn gọi là thịt chụ) món nay người Thổ thường rất hay làm, tất cả ai cũng có thể ăn được. Ngày nay món này vẫn được người Thổ di truyền để ăn.

         d) Những món ăn đặc sản của người Kinh có món cà muối

         1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

           a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: Riệu, chè xanh, nước lá cây rùng

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường Riệu, chè xanh , nước lá cây rừng  

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ Riệu, chè xanh , chè khô, nước lá cây rừng

d) Mo tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: chè xanh, chè khô

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

           a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái:  Rượu ,bia   

           b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Rượu ,bia   

           c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ:  Rượu,bia      

           d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh:  Rượu,bia      

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

           Không

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : phụ nữ Thái:  Váy, áo khóm, khăn đầu,

          b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường: Váy, áo khóm, khăn đầu,

          c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ: Nữ mặc Váy, áo yếm, áo dài tứ thân mặc ngoài khăn đầu, nam mặc quần áo gụ nông dân

3. Ngôi nhà truyền thống (chưa có)

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: kiêng cữ, uống thuốc lá nam.

b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

          c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: Sống mẫu mực

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn:Trống, kèn, chiêng

       4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: đi chúc mừng năm mới đến từng các gia đình

          b) Phong tục Tết cơm mới: 10/10 âm lịch các dân tộc trong thôn ăn cơm mới

         4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

           a) Làm vía: Chủ yếu của người Thái

           b) Mo người quá cố, có nhưng không đại trà

 c) Thờ cúng Tổ tiên: Lập bàn thờ để  thờ cũng tổ tiên

 d) Thờ Thần chủ làng, Thành hoàng làng không có

 đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng,  cúng thổ công, long thần

 f)  Làm Chá, Chiêng, ...

 e) Phong tục giúp nhau Hùn vốn giúp nhau làm ăn xây dưng cuộc sống

  Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh ); Mục đích ý nghĩa, hình thức tổ chức như thế nào? hiện nay còn duy trì ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh )tất cả các dân tộc duy trì mang tính tâm linh

          5. Lễ hội của thôn/làng

Có phần giảm sút về văn hóa truyền thống

          6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống: không còn phát huy.

12. THÔN THANH LƯƠNG

I. VỊ TRÍ ĐỊA GIỚI:

 1.Vị trí:

Thôn Thanh Lương nằm ở phía Đông Nam xã Hóa Quỳ, thuộc vùng đệm của Vường Quốc gia Bên En. Cách trung tâm xã 4km. Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn là đồi núi và rừng bao quanh thôn.

 2. Địa giới:

 - Phía Đông giáp  xã Bình Lương.

 - Phía Tây giáp thôn Luống Đồng xã Hóa Quỳ.

 - Phía Nam giáp thôn Xuân Đàm xã Hóa Quỳ.

 - Phía Bắc giáp thôn Luống Đồng xã Hóa Qùy và xã Bình Lương- Như Xuân.

          II. TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ.

1. Tên Nôm trước đây: Thôn Thanh Xuân (gọi theo tiến Dân tộc Kinh). Năm 1977, theo chủ trương của Đảng đưa dân đi định cư, xã Hoằng Thanh của huyện Hoằng Hóa đã lên xã Hóa Qùy để định cư, lúc nay thôn Thanh Lương chưa hình thành mà theo cách gọi của đồng bào gốc ở đây thì có tên là Đội mới vì trước đó khu vực này có đội Công nhân làm đường đóng quân. Sau này khi có các hộ dân một phần của xã Hoằng Thanh lên định cư và một số hộ dân ở các nơi khác chuyển đến sinh sống, nhân dân thường gọi là Đồi voi, là một phần của thôn Thanh Xuân từ 1977 đến 2004.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ: Năm 2004 do đia bàn rộng, cách quãng bởi thôn Luống Đồng, chủ trương tách thôn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thôn Thanh Xuân được tách thành 2 thôn: Thôn Thanh Xuân và Thôn Thanh Lương (theo tiến gọi của người kinh).

3. Tên gọi hiện nay: Là Thôn Thanh Lương. Tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

4. Ghi chép các truyền thuyết:  Thôn không có truyền thuyết.

 III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

          1.Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất mới thành lập, do chia tách từ thôn Thanh Xuân.

          2.Thời điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm 2004, thành lập theo Quyết định số ...ngày.. tháng... năm....

3. Địa dư của thôn qua các thời kỳ cho đến nay vẫn không thay đổi.

4. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian thôn không có truyện thuyết cũng như truyện kể dân gian.

IV. DÂN SỐ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC. 1. Số dân: số hộ 55, số khẩu 241.

2. Thành phần dân tộc:

                   + Dân tộc Thái: 23 người (Chiếm 9,5 %)

                   + Dân tộc Mường: 07 người (Chiếm 2,9%)

                   + Dân tộc Thổ: 09 người (Chiếm 3,7%)

                   + Dân tộc Kinh: 199 người (Chiếm 82,6.%)

                   + Các dân tộc khác 03 người (Chiếm 1,3 %)

 3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Kinh.

V. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ.

1. Dân cư tại chỗ của thôn Thanh Lương: (241 người trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu ?);

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ 55; số khẩu: 241, thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Thổ, Mường và dân tộc Kinh là chủ yếu); Thời điểm chuyển đến từ 1977 đến 2004. Lý do chuyển đến: Xây dựng kinh tế.

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ 0; số khẩu 0).

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm từ 2004 đến nay và dân tộc Kinh là chủ yếu.

VI. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn của thôn Thanh Lương không có mà chỉ có các khe suối nhỏ.

          a) Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc nào ?.Sự tích và ý nghĩa của tên sông, suối: Không có.

          b) Nguồn gốc của khe, suối; độ dài chảy qua thôn khoảng 1 km

c) Vai trò của khe, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn Thanh Lương nó có ý nghĩa rất lớn khi nó là nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng của thôn.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Thanh Lương.

a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc nào thôn Thanh Lương cơ bản không có núi đồi cao.

          b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi: Không

3. Các hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn Thanh Lương không có hang.

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động: Không.

          b) Sự tích của hang, động: Không.

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn không có thung lũng.

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào: Không.

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng: Không.

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

6. Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc...).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu. Chủ yếu là cây Cao su, cây Keo.

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

         7.1. Bãi Đội mới: Trồng lúa

VII. NHỮNG NÉT NỔI TRỘI VỀ LỊCH SỬ.

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn Cấp công nhận, năm công nhận, thôn không có danh thắng: Không có.

2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn:  Không có.

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội: 09;  Số lượng thanh niên xung phong: 02;  Biên phòng: 0; Thôn không có liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 0;  Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có): Không có; Những đóng góp về của cải vật chất:  Không có.

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

 VIII. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: Trồng trọt.

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ? Tiềm năng phát triển ? Không có.

3. Cây trồng chủ đạo: Cây cao su, cây sắn và cây lúa

4. Vật nuôi chủ yếu:  Lợn, gà ..vv

5. Nông sản chủ yếu: Săn, mía…

6. Đặc sản tiêu biểu không có: Không.

7. Các trang trại, gia trại lớn: Không có.

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 5/55 hộ.

IX. DẤU TÍCH VĂN HÓA VẬT CHẤT.

1. Đình ở thôn Thanh Lương không có đình.

2. Đền ở thôn Thanh Lương không có đền.

          3. Chùa ở thôn Thanh Lương không có chùa.

4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn, thôn không có văn bia.

5. Có những sắc phong nào còn lưu giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ nào lưu giữ:  Không có.

X. SINH HOẠT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG.

 1. Văn hóa ẩm thực

          1.1. Văn hóa ăn

1.1.1. Món ăn hàng ngày, hiện nay về cơ bản các món ăn đều giống nhau.

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

1.1.3. Những món ăn đặc sản

 Những món ăn đặc sản của người Thái: canh măng chua nấu thịt lợn 3 chỉ.Ăn vào buổi trưa và buổi chiều.Ngày nay vẫn còn ăn thường xuyên, Cách nấu bỏ thịt với măng cùng một lúc sau đó bỏ nhiều nước nấu khi nào nhừ thịt là được trước khi bắc xuống bỏ thêm vài củ kiệu cho nó thơm, không kiêng kỵ

1. 2. Văn hóa uống.

1.2.1 Đồ uống hàng ngày .

a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: Nước chè, nước lọc.

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường: Nước chè, nước lọc.

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ: Nước chè, nước lọc.

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè, nước lọc.

1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: rượu cần , rượu biaThường dùng vào dịp lễ tiết.

b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Chá nâu, pha chế

c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: rượu bia.

d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: rượu bia.

          1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

          2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống.

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái (chủ yếu là trang phục phụ nữ Thái: Váy, áo, khăn về cơ bản hiện nay không giữ được nữa.

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường (chủ yếu là trang phục phụ nữ Mường: Váy, áo, khăn, .)

c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ ( cả nam và nữ ) đối với nữ váy đỏng, áo ở trong vấy thắt dây ở phí dưới rốn đầu thắt khăn. Đối với nam mạc quần gụ áo tứ thân .

3. Ngôi nhà truyền thống: Không

4. Phong tục tập quán

          4.1. Phong tục vòng đời

a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: không có.

b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: Không có.

c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: Không có

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ?

 4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Có.

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: Không có.

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác

a) Làm vía: Không.

 b) Mo người quá cố: Không.

c) Thờ cúng Tổ tiên: Có

d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: Không.

đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: Không.

đ) Làm Chá, Chiêng, ... Không.

e) Phong tục giúp nhau Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào: (làm vía người Thái, thờ cúng tổ tiên người Thổ, Mường, Kinh

5. Lễ hội của thôn, trong thôn: Không có lễ hội.

6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....): Không có

7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc: gồm những loại như đan thúng, mủng, rổ, sàng.

8.Văn học dân gian: Không

9. Các danh hiệu của thôn: Chưa có.

 

13. THÔN XUÂN ĐÀM

I.Vị trí địa lý:

1. Vị trí thôn

Thôn Xuân Đàm nằm trong vùng lỏi của rừng cấm quốc gia bên en, nằm ở phía nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã 7 km.

2. Địa giới

              - Phía Đông giáp Rừng QGBE

              - Phía Tây giáp thôn Thanh Lương

              - Phía Nam giáp Rừng QGBE

              - Phía Bắc giáp Rừng QGBE        

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

1. Tên gọi các thời kỳ

1.1. Tên gọi trước đây: thôn Xuân Đàm

Tên gọi theo tiếng dân tộc  Thái?

- Xuân là Như Xuân, Đàm là Núi Đàm

1.2.Sự thay đổi tên gọi các thời kỳ.

Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái:  Xuân là Như Xuân, Đàm là Núi Đàm

III. Lịch sử hình thành: .

1.Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất mới thành lập do di dân từ nghệ an sang.

2.Thời điểm thành lập: Ngày 14/04/1987

IV. Dân số và thành phần dân tộc.

1.                 Số dân: số hộ: 57 hộ, số khẩu: 212 khẩu.

2.                 Thành phần dân tộc:

+  Dân tộc thái: 140 người (chiếm 66,03%).

+  Dân tộc Mường: 08 người (chiếm 0,03%).

+  Dân tộc thổ: 41 người (chiếm 19,3 %).

+  Dân tộc thái: 23 người (chiếm 10,8 %).

3.Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng thái

V. Đặc Điểm dân cư

1. Dân cư tại chổ của thôn tổng số người lat 212 người, chủ yếu là dân tộc thái.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau: (số hộ 03 hộ, số khẩu 11 khẩu, thuộc dân tộc thổ là chủ yếu, thời điểm chuyển đến từ năm 1989-1992.

VI. Đặc điểm tự nhiên

1.                 Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn thôn:

a.                 Tên Khe: khe cọ theo tiếng dân tộc thái.

b.                 Nguồn gốc của khe: khe cây cọ chảy từ núi tầm, chiều dài chảy qua thôn 350m.

c.                  Vai trò của khe: phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho nhân dân.

2.                 Đồi núi

a.                 Tên núi: Núi Tầm nằm ở phía tây của thôn.

3.                 Các loài thực vật chủ yếu trong thôn còn khá đa dạng và phong phú như: lim xanh, vàng tâm, táu, sến......

4.                 Các xư đồng của thôn:

TT

Tên xứ đồng, cánh đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng, hiện nay của xứ đồng

1

Móng đẻ

Thái

Đồng hay bị khô

Đang canh tác

2

Rộc than

Thái

Nhân thường xuyên đi đốt than qua rộc

Đang canh tác

3

Đồng giữa

Thái

Khu giữa dân cư

Đang canh tác

4

Rộc chấp

Thái

Thường xuyên được mùa hơn các rộc khác

Đang canh tác

VII. Những nết nổi trội về lịch sử

1.                 Những đóng góp sức người, sức của của thôn, làng trong các cuộc kháng chiến:

Số người đi bộ đội chống mỷ: người, bảo vệ tổ quốc: 8 người, thanh niên xung phong: 1 người.

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.                 Ngành ngề sản xuất chủ yếu của dân cư trong thôn là trồng lúa.

2.                 Cây trồng chủ đạo ở thôn chư yếu là cây sắn, vì nằm trong vùng lỏi của vườn QGBE.

3.                 Nông sản chủ yếu là lúa, sắn.

4.                 Đặc sản tiêu biểu là Măng đắng.

5.                 Tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn): 42,11 %.

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: không

X. Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

1. Văn hóa Ẩm thực:

1.1. Văn hóa ăn.

1.1.1.Món ăn hằng ngày:

a. Món ăn hằng ngay của người thái: Cơm, xôi, muối sã, mắc khẻn, măng rừng

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tết, hội hè

- Gồm bánh ú, bánh ít, cá nướng, thịt luộc, thịt chua.

- Cách nấu: phải có củ ciệu, hạt dổi, mắc khẻn.

1.1.3. những món ăn đặc sản

- Môn khô: môn rừng đem về phới khô, giả nhỏ bỏ vào ống nứa để làm gia vị nước chấm.

1.2. Văn hóa uống

- Đồ uống hằng ngày của người thái là nước chè xanh lam ông nứa, ống trùng

2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống

- là váy(xín), áo cóm, khăn dày

3. Ngôi nhà truyền thống

- Nhà sàn, nguyên liệu gồm: Tranh hèo, xăng, nứa, sàn đan bằng nứa, cột bằng gổ.

- Cách bố trí sinh hoạt ở các gian: gian giữa làm bếp, gian bên ngoài của ông, bà, khách, gian trong con cái.

- Các phong tục liên quan đến việc làm nhà: làm nhà kiêng không được làm tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Khi dựng nhà chọn ngày kim bai (là ngày tốt của người thái).

- Về nhà mới: chọn ngày Cân con (ngày ma nhà).

- kiêng kỵ trong sinh hoạt: khách mời được ngồi gian giữa, con dâu không được ngồi gian giữa và không được ăn cơm cùng mâm với bố chồng, các bác.

- trong thôn còn nhà sàn truyền thống như: nhà ông Lương Quyết Thắng

- Nhà sàn cách tân: như nhà ông Tưởng, ông Hiệp, ông Hòa.

4. Phong tục tập quán

4.1. Phong tục vòng đời:

- Sinh đẻ: khi sinh xong phải uống thuốc nam của người thái (lá cây rừng).

- Cưới xin: trai gái yêu nhau được sự nhất trí của hai bên gia đình. Sau đó tổ chức thanh niên bắt về nhà sau đó mới sang xin lễ cưới. xin theo phong tục gồm: bạc nén, trau, tiền mặt, vàng tay, xanh đồng (6 cái).

- Phong tục liên quan đến tuổi già: khi người sống được 60 tuổi, thì con cháu tổ chức làm lễ cầu may.

+Lễ cúng: gồm thịt chó, gà, lợn, cơm, xôi. Thời gian cúng 1 ngày, 1 đêm, cúng thần linh, ma nhà để cầu khấn cho sống lâu tram tuổỉ.

- Phong tục tang ma:

+Quan tài làm bằng cây gổ tròn bổ đôi

+ Mo khấn: Để trống kèn 3 ngày, 3 đêm, lễ cúng phải có thịt trâu, lợn, bò và người chết khi chon được chia của, khi chon không cts tang đễ vĩnh viển

+ Nơi chôn: không có quy hoạch nghĩa địa, mà chôn trong rừng sâu, để nguyên bản cây cối không phát dọn, càng xa khu dân cư càng tốt.

4.2.Phong tục tết.

- Tết nguyên đán: ngày mùng 1- 2 tết ăn chay, ngày mùng 3 mới ăn tết.

- Tết cơm mới ngày 10/10 âm lịch ăn cơm mới

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác.

- Làm vía: những người ốm đau thường mời thầy mo về cúng bái.

+Lễ vật cúng gồm có xôi, gà. Nếu là nữ thì chọn ngày cầm sa mới được cúng (ngày con gái). Nếu là nam thì ngày cân com.

-Thờ cúng tổ tiên: có lập bàn thờ tổ tiên, thầy cúng phải là người già mới được thờ cúng.

- Thờ thần chủ làng: thường vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, nhân dân trong làng đóng góp cổ vật để cúng.

- Thờ thần đất, nương nương rảy: khi đến thời điểm xuống mùa, thì cúng cho may mắn được mùa bội thu.

- Làm chá, chiêng: là các thầy mo thường hay đi cúng, đi váy thì 1-2 năm phải làm chá chiêng một lần.

- phong tục giúp nhau của người thái: trong làng có gia đình làm nhà thì người thong thôn đến làm theo và dúp vật liệu như tranh, phên, gổ....

5. Lễ hội của làng: ngày tết, ngày hội: nhảy sạp, đánh còng chiêng, hát đối nhau.

6. Các danh hiệu của thôn, làng: hiện tại thôn chưa đạt thôn văn hóa.

                                             Hóa Quỳ, ngày 10 tháng 7 năm 2017

                                          UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HÓA QUỲ

        CHỦ TỊCH

 

 

                                                            Lê Hữu Giới

 

 

 

    UBND HUYỆN NHƯ XUÂN                        NỘI  DUNG TƯ LIỆU

      XÃ HÓA QUỲ               PHỤC VỤ BIÊN SOẠN ĐỊA CHÍ HUYỆN NHƯ XUÂN           

             

                   I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC

1.Vị trí, diện tích và vị thế địa lý

1.1.Vị trí địa lý:

Hóa Quỳ là xã miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Như Xuân, có tọa độ 105024’02” kinh độ đông, 19038’32 vĩ độ bắc; cách trung tâm huyện 4,5 km, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa khoảng 62 km. Phía Bắc xã Hóa Quỳ giáp xã Cát Tân, Yên Lễ; phía Nam giáp xã Xuân Quỳ, Xuân Hòa; phía Đông giáp xã Bình Lương, phía Tây giáp xã Cát Vân, Xuân Quỳ.

    1.2. Vị thế địa lý của xã:

Với đặc điểm của một xã trung tâm huyện, có đường Hồ Chí Minh đi qua, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp khá lớn, thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và sản xuất nông lâm nghiệp nên trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Hóa Qùy đã có nhiều cố gắng phát huy thế mạnh của địa phương, vượt qua khó khăn thách thức, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để tập trung phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.

2. Diện tích tự nhiên:

      Tổng diện tích tích tự nhiên: 2654,90 ha.      Trong đó:

    -  Diện tích đất nông nghiệp (a+b+c+d) : 2399,11 ha (chiếm 90%)       

   a). Đất sản xuất nông nghiệp: 1504,38 ha       

   Cây hàng năm  

          + Đất trồng lúa : 155,82 ha

          + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi  :5 ha

          + Đất trồng cây hàng năm khác : 126,34 ha       

  Cây lâu năm      

          + Cây công nghiệp lâu năm : 1222,22

          + Cây ăn quả :……….  

          + Cây lâu năm khác :15 ha

   b) Đất lâm nghiệp :

          + Đất rừng sản xuất : 188,95 ha      

          + Đất rừng phòng hộ     : 521,22 ha

          + Đất rừng đặc dụng      : 100 ha

     c). Đất nuôi trồng thuỷ sản : 84,56 ha  

          + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 84,56 ha

    d)  Đất nông nghiệp khác :

   -  Diện tích đất phi nông nghiệp: 250,07 ha (chiếm 9,3%  %)

   - Diện tích đất chưa sử dụng: 5,72 ha ha (chiếm 0,7 %)      

3. Dân cư  và dân tộc

 3.1. Quá trình phát triển dân cư

        a) Tổng dân số năm 1996 ( thời điểm chia tách huyện Như Xuân): 4359 người. Trong đó: Nam: 2104 người, Nữ: 2255 người.

       a) Tổng dân số năm 1999: 4451 người. Trong đó: Nam: 2176 Nữ: 2275 người

       c) Tổng dân số năm 2009: 4660 người. Trong đó: Nam: 2206 Nữ: 2454

        d) Tổng dân số hiện nay:  Năm 2016: 5120, hiện nay: 5221 người. Trong đó: Nam: 2701 người, Nữ: 2520 người.

3.2. Mật độ dân số hiện nay : 197 người/km2

  3.3. Cơ cấu dân số theo theo trình độ văn hóa

      a) Tỉ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết:

- Năm 2009: 90%

- Năm 2016: 95%

b)  Giáo dục phổ thông có chất lượng

         - Năm hoàn thành phổ cập THCS: 2015.

   3.4. Dân số trong độ tuổi lao động hiện nay (2015, 2016):

Năm 2015: 3110 người ( chiếm %); Trong đó: Nam: 1539 người ; Nữ: 1571 người

Năm 2016: 3275 người ( chiếm %); Trong đó: Nam: 1634 người ; Nữ: 1641 người

  3.5. Dân số lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua một số năm:

- Năm 2015:

         a) Lao động nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản: số lượng người:1741, Tỉ lệ 56%.

         b) Lao động công nghiệp - thủ công nghiệp- xây dựng: số lượng người: 559, Tỉ lệ 18%.

         c) Lao  động dịch vụ: số lượng người: 810, Tỉ lệ 26%.

- Năm 2016:

         a) Lao động nông nghiệp – lâm nghiệp - thủy sản: số lượng người: 1572, Tỉ lệ 48%.

         b) Lao động công nghiệp - thủ công nghiệp- xây dựng: số lượng người: 720, Tỉ lệ 22%.

         c) Lao  động dịch vụ: số lượng người: 982, Tỉ lệ 30%.

3.6. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân

 a) Dân tộc Thái: 1012 người (Chiếm 19,4%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Đồng Tâm, Đồng Quan, Xuân Đàm.

 b) Dân tộc Mường: 151 người (Chiếm 2,9%); phân bố chủ yếu ở các thôn Tân Thịnh, Đồng Quan, Xóm Đon

 c) Dân tộc Thổ: 1776 người (Chiếm 34%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Xóm Đon, Thịnh Lạc, Liên Hiệp, Tân Thịnh

 d) Dân tộc Kinh: 2194 người (Chiếm 42%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Thanh Lương, Luống Đồng

 đ) Các dân tộc khác: 88 người (Chiếm 1,7%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Luống Đồng, Thanh Lương.

 3.7. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã: Tiếng Kinh.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

          1. Tên gọi các thời kỳ

1.1. Tên gọi trước đây: Quỳ Thành.

1.2.Sự thay đổi tên gọi các thời kỳ

Xã Hóa Quỳ, trước đây được gọi là sách Hóa Quỳ, sau đổi tên thành xã Quỳ Thành. Từ năm 1946-1964 sáp nhập vào xã Yên Cát, năm 1964 được chia tách từ xã Yên Cát và có tên gọi là xã Hóa Quỳ cho đến nay.

1.3.Tên gọi hiện nay:  Hóa Quỳ, tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Từ năm 1946-1964, Hóa Quỳ thuộc địa phận của xã Yên Cát, huyện Như Xuân. Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 232/QĐ-NV chia xã Yên Cát thành 3 xã: Hóa Quỳ, Yên Lễ và Cát Vân.

Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 102 chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ.

2.2. Khu vực xã hiện nay vốn là một vùng đất cổ, có các dân tộc Thái, Thổ sinh sống từ lâu đời, địa bàn một số thôn: Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Thanh Lương do dân từ các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa lên khai phá, định cư từ năm 1977 đến nay.

2.3. Địa dư hành chính của qua các thời kỳ

Xã Hóa Quỳ là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là địa bàn cư trú của 4 dân tộc: Mường, Thái, Thổ và Kinh từ lâu đời. Theo tài liệu cho biết xã Hóa Quỳ ngày nay, trước đây gọi là sách Hóa Quỳ, sau là xã Quỳ Thành. Thời Đinh - Lê - Lý, vùng đất Hóa Quỳ thuộc miền núi đất huyện Cửu Chân; thời Trần - Hồ là miền đất thuộc huyện Nông Cống (châu Cửu Chân); Thời lê và Nguyễn, hóa Quỳ thuộc tổng Như Lăng, huyện Nông Cống,phủ Tĩnh Gia. Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tổng Như Lăng cùng với một phần đất của huyện Thọ Xuân và tổng Luận Khê, huyện Lôi Dương thành lập châu Thường Xuân.

Năm Thành Thái thứ 5 (1893), cắt 2 tổng Xuân Du và Như Lăng và một phần đất thuộc các tổng La Miết, Lạc Thiện thuộc huyện Nông Cống; cùng với tổng Như Lăng thuộc châu Thường Xuân đặt ra châu Như Xuân.

Châu Như Xuân lúc này có 4 tổng: Xuân Du, Như Lăng, Quân Nhân, Hạ Thưởng. Tổng Như Lăng gồn có 8 xã: Quỳ Thành (trước là sách Hóa Quỳ), Tú Thịnh, An Cư (có tài liệu chép là Cư Yên), Cát Dân, Hữu Lễ, Cứ Đức, Thượng Cốc và Bát Vân.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, châu Như Xuân được đổi thành huyện Như Xuân, các xã được sáp nhập lại thành 12 xã: Yên Cát, Thượng Nnh, Vĩnh Hòa, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê, Phú Nhuận, Yên Thọ, Thanh Kỳ, Quảng Dạ, Bình Lương. Từ năm 1946 đến năm 1964, Hóa Quỳ thuộc phần đất của xã Yên Cát, huyện Như Xuân.

                             Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 232/QĐ - NV chia xã Yên Cát chia thành 3 xã: Hóa Quỳ, Yên Lễ và Cát Vân. Ngày đầu thành lập xã Hóa Quỳ gồm 6 xóm: Lúng Đồng, xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Đồng Quan, chòm Chuối.

 Ngày 2 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 102 – HĐBT chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ. Xã Hóa Quỳ bao gồm 11 làng, thôn:

- Làng Đồng Quan: trước gọi là làng Quan.

- Làng Đon: trước gọi là làng Lúng Đon.

- Thôn Liên Hiệp: trước gọi là làng Lúng Mồn.

- Thôn Thịnh Lạc: trước gọi là làng Lúng Cộ.

- Thôn Đồng Xuân: trước gọi là làng Đồng Ớt.

- Làng Luống Đồng: trước gọi là làng Đồng.

- Làng Quảng Hợp: trước gọi là làng Đồng Cầm (tên nôm là Đồng Cồm).

- Thôn Thanh Xuân: trước gọi là làng Rào Chùa.

- Thôn Thanh Tân: trước gọi là làng Ruộng Tải.

- Thôn Xuân Đàm: trước gọi là làng Rộc Lầy.

- Thôn Tân Thịnh: trước gọi là làng Đồng Xâm.

Thực hiện Nghị định 72/CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 1996 chia huyện Như Xuân thành 2 huyện: Như Xuân và Như Thanh. Theo đó, xã Hóa Quỳ thuộc huyện Như Xuân.

2.3.  Hiện nay, xã Hóa Quỳ có 13 thôn là: Đồng Quan, Đồng Tâm, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Tân Thịnh, Đồng Xuân, Thanh Tân, Quảng Hợp, Thanh Xuân, Luống Đồng, Thanh Lương, Xuân Đàm.

2.4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện,.. nổi bật có liên quan đến vùng đất của xã.

III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA

1.                 Đặc điểm tự nhiên

1.1            . Đặc điểm địa hình của xã/thị trấn

Địa hình, địa mạo xã Hóa Quỳ chủ yếu là các dãy núi thấp. Nhìn khái quát địa hình của xã trông như một sân vận động lớn bốn bên cao, ở giữa tương đối bằng phẳng và có thể chia theo cấp độ như sau: Phía Đông Bắc đồi núi có độ dốc khoảng từ 8 đến 15 độ, khu trung tâm đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất cây lúa nước. Phía Tây Nam đồi núi cao như bù mùn, độ dốc khoảng trên 250. Khu vực dân cư và địa bàn sản xuất nông nghiệp nằm trải dài theo hướng đông bắc - tây nam trong thung lũng, độ chia cắt địa hình không lớn, tương đối thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

1.2.         Các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã/thị trấn

Thổ nhưỡng: Do địa hình cao nên những vùng đồi núi tầng đất mặt mỏng dễ bị xói mòn đại diện đất xám Feralit điển hình có đá lẫn nông và đất xám Feralit điển hình có đá lẫn sâu, phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp bản địa nhất là luồng, lát, xoan, trám trắng... đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng các trang trại (vừa và nhỏ) tổng hợp kết hợp với trồng cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng phòng hộ và bảo vệ đất, giữ nước, môi trường, cân bằng sinh thái. Vùng đất bằng do phù sa dốc tụ lượng mùn thô lớn giàu đạm, dễ tiêu và lân trung bình nên phần lớn là đất chua. Đất phù sa được bồi lắng do hệ thống khe, suối ... Thành phần cơ giới đất thịt trung bình đến đất thịt nặng thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp như lúa, ngô và các cây hoa màu khác.

1.3Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của xã/ thị trấn;

    a) Tên sông, tên suối:

- Trên địa bàn có sông Quyền chảy qua từ xã Cát Tân qua địa bàn xã Hóa Quỳ, đến Xuân Quỳ, chảy ra sông Chàng và ra sông Hiếu. Sông chảy qua các thôn: Đồng Tâm, Đồng Quan, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh Lạc, Tân Thịnh.

- Khe cầu Sắt: bắt nguồn từ xã Bình Lương chảy qua thôn Thanh Xuân sau đó đổ ra khe Quyền.

- Khe Đồng Ớt: Bắt nguồn từ Yên Cát chảy qua xã Yên Lễ vào xã Hóa Quỳ từ thôn Thanh Tân và đổ vào đập Đồng Ớt sau đó đổ ra khe Quyền.

- Vai trò của sông, suối: Cung cấp nước cho sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư.

1.4. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã /thị trấn

    a) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi;

- Núi Bù Mùn: là núi đất có độ cao 798 m, thuộc địa phận các thôn: Đồng Tâm, ĐỒng Quan, Xóm Đon, Liên Hiệp, Thịnh lạc, Tân Thịnh.

 Núi Lèn ớt: Là núi đá, có diện tích 5,72 ha, thuộc địa phận 2 thôn Đồng Xuân và Tân Thịnh.  

1.5. Hệ thống hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của xã: Không có

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã: Không có

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã:

a)  Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây: Voi, hươu, nai, hoảng … phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các thôn Xuân Đàm, Thanh Lương, Thịnh Lạc, Xóm Đon .

 b) Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay: Chồn, sóc, chim..

1.8.  Các loài thực vật trước đây và hiện nay

 a) Các loài thực vật trước đây: Lim, sến, táu, vàng tâm, dổi ….phân bố chủ yếu thuộc địa bàn các thôn: Đồng Quan, Thịnh Lạc, Xóm Đon. Giá trị sử dụng chủ yếu: làm nhà và vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 b) Các loài thực vật hiện nay: Lát, de, cam thảo, hà thủ ô, ;  Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế: làm nhà và vật dụng sinh hoạt, sản xuất, làm thuốc.

2. Đặc điểm lịch sử

2.1. Các di tích lịch sử- văn hóa và danh thắng  trên địa bàn xã: Trên địa bàn xã có danh thắng thác Đồng Quan, được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2016. Hiện khu danh thắng đã được xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng, trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn huyện.

2.2. Các sự kiện, nhân vật lịch sử nổi bật liên quan đến xã:

2.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Năm 1897, sau khi dìm các phong trào yêu nước của nhân dân ta trong biển máu, thực dân Pháp thực thi các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa.

Về chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Thanh Hóa thuộc Trung kỳ là một sứ bảo hộ do chính quyền Nam triều quản lý dưới sự giám sát bảo hộ của viên Khâm sứ Trung kỳ (người Pháp). Bộ máy cai trị của triều đình nhà Nguyễn vẫn được duy trì từ tỉnh đến làng xã.

Đứng đầu bộ máy chính quyền cấp tỉnh là đại diện cho chính quyền đô hộ của pháp có Công sứ, phó sứ cùng các nhà sở quyền chuyên môn do các quan chức người Pháp quản lý. Ở Thanh Hóa, chúng dựng lên bộ máy cai trị gồm. Song song với bộ máy cai trị cấp tỉnh của Pháp, ở Thanh Hóa còn có bộ máy chính quyền của triều đình nhà Nguyễn bao gồm Tổng đốc, Án sát, Bố chánh, Lãnh binh.

Dưới chính quyền cấp tỉnh là phủ, huyện, châu (đối với miền núi), đứng đầu là viên tri phủ, tri huyện, tri châu, vừa làm nhiệm vụ cai trị, vừa xét xử hình án, thu thuế, bắt phu phen tạp dịch và giữ trật tự an ninh trong địa bàn của mình.  Ngoài ra ở cấp phủ, huyện còn có đội phủ, đội huyện vừa làm nhiệm vụ hầu hạ các quan, vừa được sai phái xuống các làng xã mỗi khi có việc.

Dưới cùng là cấp làng xã, cấp chính quyền cơ sở với chức danh lý trưởng, phó lý, chưởng bạ, trương tuần. Cũng như các làng xã trong huyện, trong tỉnh ở Hóa Quỳ bộ máy quản lý làng xã đề do lý trưởng đứng đầu và bộ máy giúp việc, gọi là ngũ hương: Hương bạ: ghi chép sổ sách, nhân khẩu, khai sinh, giá thú, tử tuất, thổ trạch; Hương kiểm: chịu trách nhiêm trật tự an ninh, có đội tuần phiên; Hương bản: giữ quỹ và tài sản của làng; Hương mục: trông coi đê điều, đồng ruộng; Hương dịch: lo việc tế lễ đình đám, cắt đặt và theo dõi phần việc mỗi khi làng hội họp. Bên cạnh đó thực dân Pháp còn lợi dụng nhiều lang đạo, thổ ty ở các bản làng làm tay sai cho chúng. Thực tế tầng lớp thổ ty, lang đạo ở các bản mường đã có ảnh hưởng sâu sắc trong đồng bào các dân tộc “Lang đến nhà bằng cha sống lại”, “Ruộng có mương, Mường có Tạo”. Để có bộ máy tay sai trung thành, thực dân Pháp đã ban quyền lực cho họ như: quyền chiếm đoạt ruộng nương, rừng núi, khe suối... và dung túng cho bọn tay sai bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức.

Sau khi ổn định bộ máy thống trị, thực dân Pháp tiến hành khai thác nguồn tài nguyên của đất nước. Năm 1909, thực dân Pháp tấn công lên Như Xuân để khai thác gỗ, trung bình mỗi năm khai thác và mang đi hàng ngàn tấn gỗ quý, chúng thiết lập nên nhiều đồn điền để khai thác lâm sản, rồng cây cao su, trẩ, cà phê... Năm 1911, thành lập đồn điền Yên Mỹ sau đó mở rộng xuống vùng Phát Vinh, Quảng Dạ (Thanh Tân, Thanh Thái, Xuân Bình huyện Như Thanh ngày nay). Năm 1914, thành lập dồn điền Như Xuân, cuối năm 1918 chúng mở rộng lên vùng Bình Lương, Vĩnh Khang. Cùng với khai thác tài nguyên đất rừng, chúng đã khảo sát và khai thác mỏ chì ở Thanh Sơn, Quảng Dạ.

Để dễ bề cai trị, bóc lột, thực dân Pháp đã áp đặt bộ máy chính quyền phong kiến tay sai, chế độ thổ ty, lang đạo tại vùng đất Như Xuân. Người dân phải chịu vô vàn khổ cực, hàng loạt thứ thuế như thuế đinh, thuế ruộng rẫy, thế lâm sản ... hàng trăm thứ thuế vô lý khác, cộng thêm các khoản phụ thu lạm bổ phải đóng góp cho bọn lý dịch chè chén, xôi thịt, lại còn phải đóng tô, nộp tức cho chủ đất.

Khi các đồn điền ra đời, mở rộng, giai cấp công nhân Như Xuân cũng hình thành và nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương. Năm 1962 số công nhân ở đồn điền Yên Mỹ lên đến 150 gia đình. Việc khai thác gỗ ngày càng được đẩy mạnh, số công nhân đốn gỗ, xẻ gỗ, khuân vác gỗ,,, thường xuyên lên tới 200 người. Sự xuất hiện của lực lượng công nhân tại đồn điền là một trong những tiền đề quan trọng cho quá trình vận động cách mạng tại địa phương lúc bấy giờ.

Về văn hóa - xã hội: Dưới thời thuộc Pháp, với chính sách ngu dân, nên về giáo dục, nhân dân lao động các dân tộc trong huyện nói chung, Hóa Quỳ nói riêng không được học hành, chỉ có một số ít người chủ yếu là con cái nhà giàu có, quyền thế được học hành, nhưng cũng chỉ đậu bằng sơ học yếu lược. Cả huyện Như Xuân thời bấy giờ chỉ có một trường tiều học Pháp - Việt, do vậy nạn mù chữ thất học chiếm hơn 95% tổng số dân số trong xã.

Về y tế: Thời bấy giờ ở các làng thuộc xã Hóa Quỳ không có cơ sở y tế, nên mỗi khi ốm đau, sinh đẻ đều phải phó thác số mệnh vào các thầy lang, bà mụ. Với điều kiện như thế nên nạn “hữu sinh vô dưỡng” ở các làng bản đã trở nên phổ biến; các căn bệnh do thiếu I ốt như bướu cổ phát triển, vệ sinh phòng bệnh không được chú trọng nên phát sinh nhiều bệnh dịch đã cướp đi không ít sinh mạng trong làng bản. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn duy trì và khuyến khích các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, hút thuốc phiện, uống rượu cồn, gieo rắc văn hóa ngoại lai, đầu độc giống nòi dân tộc bằng kiểu ăn chơi trụy lạc, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc chia rẽ ngược xuôi, giữa dân tộc này với dân tộc kia; bày đặt các việc phu nghinh, tế lễ, giao hiếu, ăn uống linh đình kéo dài rồi bổ bán cho nhân dân đóng góp... kéo người dân thường vào nợ nần, bại sản phá gia... Trong những năm 1939 - 1945, thực dân Pháp bắt nhiều người dân ở đây đi phu đào vét sông, làm sân bay... Cuộc sống của người nông dân các dân tộc lúc này lâm vào tình cảnh hết sức bi đát, làng xóm xác xơ, tiêu điều, nhiều người phải bán thân đổi lấy đồng xu trong các đông điền của thực dân Pháp.

     

Hậu quả nặng nề trong đời sống chính trị, kinh tế- xã hội do Pháp - Nhật và phong kiến tay sai gây ra đã làm nảy sinh gay gắt mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một đường lỗi cách mạng đúng đắn. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối cách mạng của giai cấp vô sản đã kịp thời lãnh đạo các tàng lớp nhân dân trong cả nước, trong đó có nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ, đã đứng lên làm cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.

2.2.2. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Hóa Quỳ tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1930 - 1945)

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam.

Tại Thanh Hóa, ngày 29 tháng 7 năm 1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các tổ chức cách mạng ở các huyện, trong đó có Như Xuân lần lượt ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống kẻ thù cướp nước. Nhân dân Hóa Quỳ nói riêng cùng với nhân dân các dân tộc huyện Như Xuân cùng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và kẻ thù bán nước, từng bước giành thắng lợi, tiến tới giành độc lập tự do dân tộc.

Cách mạng tháng Tám thành công mà đỉnh cao là khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban lâm thời tháng 9 năm 1945. Từ đây, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ phấn khởi tự hào bởi từ thân phận của người nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của mình, sống tự do trong một nước độc lập. Có chính quyền, nhân dân Hóa Quỳ cùng nhân dân trong huyện tiếp tục con đường đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

2.2.3. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Từ tháng 9 năm 1945, Ủy ban nhân dân lâm thời ở các tổng, làng được thành lập, Mặt trận Việt Minh được kiện toàn, nhân dân phấn khởi tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn thách thức, Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm hoành hành.

Ở các làng (xã Hóa Quỳ) thời gian này, Ủy ban lâm thời kháng chiến được thành lập. Song cũng đứng trước những khó khăn thách thức mới. Trước hết là nạn đói hoành hành, số đông gia đình phải đi đào củ mài, củ nâu, củ mớn, cây báng rừng, măng đắng để ăn thay cơm, nhiều người chết vì bệnh tật. Bên cạnh đó là hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã dẫn đến đại đa số đồng bào các dân tộc mù chữ.

Phong trào “ Diệt giặc đói”: Từ tháng 9 năm 1945, tại các làng xã Hóa Quỳ, chính quyền lâm thời kháng chiến đã phát động phong trào quần chúng thi đua tăng gia sản xuất, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói. Mạnh hơn cả phong trào đoàn kết tương trợ trong các làng, với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, bớt bữa để cứu đói. Bằng những việc làm tích cực của nhân dân trong xã Hóa Quỳ, nạn đói đã nhanh chóng được đẩy lùi, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

Phong trào “Diệt giặc dốt”: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc chống nạn mù chữ, mở mang dân trí là một trong những việc cần mà chính quyền cách mạng phải quan tâm giải quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Những người chưa biết chữ hãy cố gắng mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha, mẹ không biết thì con bảo. Phụ nữ lại cần học”. Thực hiện lời dạy cuả Người, phong trào bình dân học vụ được phát động mạnh mẽ, hàng loạt các lớp học buổi tối, buổi trưa ra đời. Chỉ sau 3 năm, hơn 90% thanh niên các dân tộc đã biết chữ quốc ngữ.

Phong trào “Diệt giặc ngoại xâm”: Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu, ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Nam Bộ, các tổ chức phản động trong nước và ngoài nước câu kết với nhau, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, nội dung chỉ thị ghi rõ “Kẻ thù chính của nước ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền huyện Như Xuân đã tổ chức mít tinh kêu gọi đồng bào miền Nam kháng chiến.

Cuối năm 1945, thực hiện lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các làng (xã Hóa Quỳ) đã tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu núi rừng, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trong đó có thuế thân, bước đầu đưa lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, từng bước thay thế vị trí của lang đạo nắm giữ bộ máy chính quyền.

Để khắc phục tình trạng tài chính, ngân sách hoàn toàn trống rổng do Nhật để lại, thực hiện Sắc lệnh số 04 ngày 4 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền tài chính quốc gia, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ đã tự nguyện hưởng ứng các đợt phát động “Tuần lễ vàng”, “Tuần lễ bạc”, “Tuần lễ đồng”.

Cuối tháng 12 năm 1945, Ủy ban lâm thời tổ chức dưới nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong các tuần lớp nhân dân Sắc lệnh Tổng tuyển cử của Chính phủ. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cử tri cả nước, không phân biệt tôn giáo, trai hay gái, giàu nghèo, từ 18 tuổi trở lên vô cùng phấn khởi tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, huyện Như Xuân trở thành một trong những vị trí đóng quân của Liên khu 4, vùng an toàn khu (ATK) của Khu ủy Liên khu IV được hình thành. Ban chỉ huy an toàn khu đặt trụ sở tại Khoang Cây – Lúng Cộ (xã Yên Cát - Nay là thôn Thịnh Lạc xã Hóa Quỳ) cùng với các đơn vị bộ đội của khu (đoàn 80) mở rộng phạm vi hoạt động hầu khắp các xã trong huyện.

       Trong thời gian này ở các địa phương trong tỉnh khẩn trương thực hiện tiêu thổ kháng chiến thì Như Xuân đã nhanh chóng khai phá mở đường, vận chuyển hàng ngàn tấn thiết bị, phương tiện, tài sản của khu về cất giấu và bảo vệ an toàn.

          Ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chủ tịch lần đầu tiên vào thăm Thanh Hóa. Người đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng “Thanh Hóa phải trở thành kiểu mẫu”, căn cứ hậu phương chiến lược của cuộc kháng chiến. Nhân dân các dân tộc Như Xuân và đồng bào miền núi Thanh Hóa vô cùng xúc động khi được Bác dành cho những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, Bác đã gửi thư thăm hỏi và động viên đồng bào các dân tộc thượng du đoàn kết đánh giặc cứu nước.

2.3. Thời gian thành lập Đảng bộ xã (hoặc tiền thân Đảng bộ):

Tháng 11 năm 1964, Đảng bộ Hóa Quỳ được thành lập trên cơ sở chia tách chi bộ Yên Cát thành 3 cơ sở Đảng (Yên Lễ, Cát Vân và Hóa Qùy) trực tiếp lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.

- Số chi bộ, đảng viên hiện tại ( 2015,2016)

Hiện tại, Đảng bộ có 17 chi bộ, Năm 2015, có: 256 Đảng viên, 2016: 264 Đảng viên.

2.4. Những đóng góp sức người, sức của trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng.....Số lượng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang;   Những đóng góp về của cải vật chất?

Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ ra sức thi đua lao động sản xuất, chiến thắng ngh èo nàn lạc hậu, góp phần cùng nhân dân trong huyện, cả tỉnh, cả nước đứng lên làm cuộc cách mạng “long trời lở đất” phá tan gông xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

      Trong chín năm kháng chiến kiến quốc đầy hy sinh gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân các dân tộc Hóa Quỳ đã ra sức thi đua lao động sản xuất xây dựng hậu phương vững mạnh, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam thống nhất nước nhà.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong xã vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại  của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, cùng nhân dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng đất nước.

Số liệu cụ thể: Số lượng bộ đội tham gia các cuộc kháng chiến: …………người; Số lượng  thanh niên xung phong…………… người;

Số lượng liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp: 1 liệt sỹ, Kháng chiến chống Mỹ: 28 liệt sỹ, Chiến tranh biên giới: 12 liệt sỹ.

Trên địa bàn xã có 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truy tặng.

2.5. Những kết quả quan trọng nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

         Non sông thu về một mối, cả nước chung tay xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đảng bộ Hóa Quỳ lãnh đạo nhân dân tập trung khôi phục, phát triển kinh tế, từng bước xây dựng hợp tác xã kiểu mới với công tá c quản lý theo kế hoạch tập trung. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, chất lượng giáo dục ngày càng cao. Hệ thống chính trị được củng cố, công tác xây dựng chính quyền ngày càng được quan tâm, Đảng bộ ngày càng vững mạnh và từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong điều kiện mới tại địa phương.

         Từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Như Xuân, Đảng bộ Hóa Quỳ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, từng bước đẩy lùi khó khăn thách thức, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những thành tựu quan trọng về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.

2.6. Số lượng các loại huân, huy chương được thưởng ? Không

2.7. Các danh hiệu của xã :

Ngày 22 tháng 8 năm 1998, Đảng bộ và nhân dân xã Hóa Quỳ đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

          3.1. Đặc điểm sản xuất, kinh tế của xã : Nông – lâm nghiệp, dịch vụ kết hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ đạo, đang dần chuyển dịch cơ cấu.

3.2. Các loại cây trồng chủ yếu: lúa, sắn, mía, cao su

3.3. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: cao su, sắn, mía

3.4. Các loài vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà

3.5. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn : 5 trang trại, gia trại gà, 1 gia trại lợn, 1 trang trại bò.

3.6. Trên địa bàn xã có các loại rừng : rừng phòng hộ, rừng sản xuất

3.7. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay: Không

3.8. Các chợ trên địa bàn của xã: Không

3.9. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:  Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ hệ thống đập chứa nước, mương dẫn nước, sông suối, mó nước...; Không có công trình thủy điện quốc gia.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã:

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã gồm giao thông quốc lộ, giao thông liên xã và giao thông nông thôn.

- Quốc lộ: Có một tuyến với chiều  tuyến đường Hồ Chí Minh dài 4 km đã nhựa hoá

- Đường liên xã: có 1 tuyến Hóa Quỳ – Cát Tân  chiều dài 7 km đã cứng hoá.

- Đường trục thôn: Có 23 tuyến tổng chiều dài 17,21 km nền đường rộng trung bình 3 - 5 m. Trong đó:        Đã cứng hóa và  được 8,3 km đạt 53%

          Đường đất, còn lầy lội  9,18 km = 47%

- Giao thông ngõ xóm: Có 42 tuyến tổng chiều dài là 11,07 km; Đã cứng hóa và không bị lầy lội vào mùa mưa được 5,12 km = 46%; còn lại 5,95 km = 54%, nền đường rộng trung bình 2m trở lên kết cấu chủ yếu là đường đất, chất lượng xấu thường lầy lội vào mùa mưa.

- Giao thông nội đồng: có 15 tuyến chính với tổng chiều dài 8,36 km, đã cứng hóa 5,44 km = 65%, còn lại 2,92 km = 35%, nền đường rộng từ 3 m trở lên kết cấu chủ yếu là đường đất, chất lượng xấu thường lầy lội vào mùa mưa.

3.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã:

 Hóa Quỳ là xã nghèo về khoáng sản, chỉ có 1 núi đá vôi Lèn Ớt (thôn Tân Thịnh) diện tích khoảng 5,09 ha với trữ lượng khai thác khoảng 2000 m3/năm.

3.12. Mạng lưới điện quốc gia trên địa bàn xã, có còn bản nào chưa có điện: Hiện tại 100% số thôn bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

3.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã:

Chưa có hệ thống cung cấp nước, nhân dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào và nước được dẫn về từ mó nước trên núi Bù Mùn.

3.14. Hệ thống viễn thông, trạm thu phát trên địa bàn xã: Có điểm giao dịch bưu điện, trạm thu phát các sóng điện thoại Viettel, Mobiphone, Vinaphone.

3.15. Hệ thống truyền thanh:

Xã có hệ thống phát thanh, các cụm loa tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam và các bản tin, chương trình của xã đến từng thôn bản.

 3.16. Hệ thống các trường học: Trên địa bàn có 3 nhà trường thuộc 3 cấp học: Trường mầm non, tiểu học và THCS.

 3.17. Các cơ quan, đơn vị đã từng đóng trên địa bàn: Hiện nay trên địa bàn có các đơn vị: Nhà máy chế biến Nông lâm sản xuất khẩu Như Xuân, Trạm sơ chế mủ cao su, Trạm Kiểm Lâm Đồng Thổ thuộc VQG Bến En.

 3.18. Hiện trạng mạng lưới y tế trên địa bàn

Có trạm y tế với đầy đủ nhân viên, thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Mạng lưới y tế thôn bản đầy đủ: 13/13 thôn có nhân viên y tế, 3 thôn cách xa trung tâm có cô đỡ thôn được đào tạo theo quy định.

 3.19. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay:  

Theo kết quả điều tra đến 30/4/2017, tổng số hộ nghèo là 158 hộ, chiếm 12,72%, cận nghèo 169 hộ, chiếm 13,61%.

 3.20. Những tiềm năng phát triển kinh tế của xã:

4. Đặc điểm văn hóa

          4.1. Dấu tích văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần

            a). Đình: Không

           b) Đền:

Tên gọi: Đền thờ Quận công Lê Đình Tại.

Năm xây dựng: 2016

Cấp xếp hạng: cấp huyện.

            c) Chùa: Không

4.3. Những văn bia trên địa bàn xã: Không có

4.4. Những sắc phong còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: ở thôn/làng nào hoặc gia đình, dòng họ nào lưu giữ

4.5. Các lễ hội trên địa bàn xã: Không có.

4.6. Những phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trong xã:

a) Phong tục vòng đời:

- Sinh đẻ: sau khi sinh xong phải uống thuốc nam của người Thái, Thổ, người phụ nữ sau khi sinh con cần phải kiêng cữ và hơ người bên bếp than trong 1 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, hiện tại phong tục vẫn còn duy trì.

- Tục bắt vợ: Trai gái yêu nhau được sự nhất trí của 2 bên gia đình, sau đó nhà trai tổ chức bắt cô gái về nhà rồi mới mang bạc nén, tiền mặt, vòng tay, xanh đồng (6 cái) sang xin làm lễ cưới. Phong tục của dân tộc Thái, hiện không còn duy trì.

- Phong tục liên quan đến hôn nhân, đám cưới của người Thổ: tục mừng dâu, mừng rể mới. Khi tổ chức lễ cưới, anh em nội ngoại hai bên sẽ tập trung mừng tuổi cô dâu mới/chú rể mới bằng tiền hoặc quà. Hiện nay phong tục này vẫn duy trì.

- Phong tục liên quan đến tuổi già: Khi sống được 60 tuổi thì con cháu làm lễ cầu may, Lễ cúng gồm thịt chó, gà, lợn, cơm xôi, thời gian cúng 1 ngày 1 đêm, cúng thần linh, ma nhà để cầu khấn cho sống lâu trăm tuổi (phong tục dân tộc Thái).

          - Tang ma:

+ Người Thổ: có tục mo người quá cố.

+ Người Thái: Làm vía cho người quá cố.

          4.7. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: Khua lóng, hiện còn duy trì ở người Thái thôn Đồng Quan, Đồng Tâm.

          4.8. Nguồn văn học dân gian của các dân tộc

          4.9. Tỉ  lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn  hóa: 59%. Tỉ lệ số thôn/làng được công nhận là làng văn hóa: 7/13 = 53,8%.

IV. CÁC THÔN/ LÀNG/ BẢN/KHU PHỐ THUỘC XÃ/ THỊ TRẤN

1. THÔN ĐỒNG TÂM

          I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Đồng Tâm: thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ nằm phía tây bắc của xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã 06km, có tổng diện tích tự nhiên là 140 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12 ha.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Yên Lễ

- Phía Tây giáp giáp xã Cát Vân

- Phía Nam giáp thôn Đồng Quan

- Phía Bắc giáp xã Cát Tân

 II. Tên gọi qua các thời kỳ : Đồng Quan

1. Tên Nôm trước đây:Trại  Quan, tức là trại của Quan nơi đây trước kia có nhiều quan ở

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ : Khuyên châu cư - Làng Yên cư-Đồng Quan

3.  Tên gọi hiện nay: Đồng Tâm  tên gọi theo tiếng dân tộc Thái

4. Ghi chép các truyền thuyết: không có

III. Lịch sử hình thành

1. Thời  điểm thành lập: 2007, tách từ thôn Đồng Quan

2.  Địa dư của thôn Đồng Quan

Từ 1870 tên làng là: khuyên cư châu có 6 gia đình đến khai hoàng thuộc dòng họ lê, hộ hà, họ ngân do ông Băng Tước cai quản. Đến 1890 do ông Quản Tiến cai quản lấy tên làng yên cư

Đến đầu thế kỷ XX vùng đất Yên cư do 2 ông cai quản là :Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc

Đến 1910-1915 vùng đất Yên cư do ông Lê Phúc Toại cai quản và đổi tên làng thành làng Đồng Quan.

Đến năm 1940-1941 ông Lê phúc Toại qua đời thì ông Lê Phúc Tưởng ở xứ Hóa Quỳ lên làm lý trưởng cai quản làng Đồng Quan.

Đến năm 1942-1943 ông toại bán làng Đồng Quan lại cho ông Lê công Ảnh người làng cốc- cát vân

Đến năm 1958 thực hiện chủ trương của Đảng, Nha Nước làng thành lập 2 tổ đổi công do ông Lô Văn Kẹm làm trưởng Xóm.

Đến 1961 theo chủ trương Đảng, Nha Nước  Đồng Quan được thành lập hợp tác xã do ông Lư Văn Dua làm chủ nhiệm và củng thời gian này Đồng Quan củng thành lập tổ Đảng do ông Lê Đình Thực làm tổ trưởng.

Đến năm 2007 Đồng Quan được chia tách thành thôn Đồng Quan, thôn Đồng Tâm

  3. Ghi chép các truyện thuyết:

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu: 399

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 290 người (Chiếm  72,7%)

+ Dân tộc Mường: 12 người (Chiếm 3 %)

+ Dân tộc Thổ:  17 người (Chiếm 4,3 %)

+ Dân tộc Kinh: 80 người (Chiếm 20  %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng Thái

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: 399 nhân khẩu trong đó dân tộc thái là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: không có

3.Dân cư của thôn chuyển đi nơi khác: không có

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào vào năm 2016, lý do phát triển gia tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn: khe hón bù

 a) Tên suối : hón bù

 b) Nguồn gốc của suối: bắt nguồn từ núi bù mùn

 c) Vai trò của suối: cung cấp nước sinh hoạt, nước cho phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nước cho khu du lịch sinh thái

2. Các đồi, núi đá, núi đất: núi đất bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển

a) Tên đồi, tên núi bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển,tên  núi gọi theo tiếng của người dân tộc thái

 b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

  b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật chủ yếu: Lim xanh, sến ,táu, sấu, kim giao, vàng anh,dâu ra, phù hương, giang, nứa…vv

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng;

STT

Tên xứ đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng hiện nay của xứ đồng

1

Đồng Xui

Dân tộc thái

Trước đây có hộ nhà ông Xui ở

Đang canh tác lúa

2

Đồng Ánh

Dân tộc thái

Trước đây có hộ nhà ông Ánh ở

Đang canh tác lúa

3

Đồng Quan

Dân tộc thái

Đồng làm năng suất cao

Đang canh tác lúa

4

Đồng trẩu

Dân tộc thái

 Đồng trước đây có nhiều cây trẩu nên nhân dân đặt là đồng trẩu

Đang canh tác lúa

          X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn

          1.Văn hóa ẩm thực

1.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua.

                   c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm, canh, canh măng chua, canh bồi, canh lóng

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh: Cơm ,canh, thịt ,trứng

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: móc, bánh trưng , xôi

                   b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ? Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;  Xôi Bánh ít, bánh trưng, cơm, canh ,thịt.

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: cơm , canh, xôi

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

                   a) Những món ăn đặc sản của người Thái: nhái nấu măng chua,gà nấu lá sắn chua, canh môn

                   b) Những món ăn đặc sản của người Thổ: Canh lóng, thịt muối chua

        1. 2. Văn hóa uống

                   1.2.1 Đồ uống hàng ngày

                   a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái:  Nước lá, nước chè, nước lam

                   b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường:Nước lá, nước chè, nước lam

      c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ:Nước lá, nước chè, nước lam

                   d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : váy thêu, khăn thêu, áo khóm

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường :Váy đen , khăn trắng

c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ :Váy thổ cẩm, áo dài tứ thân, thắt lưng màu xanh

       3. Ngôi nhà truyền thống Không

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

                   a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi, uống thuốc lá rừng

          b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

          c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

                   d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: làm vía

                   4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

                   a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

          b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng cơm mới

                   4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía: có

          b) Mo người quá cố,

          c) Thờ cúng Tổ tiên: có

          d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: có

          đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

          đ)  Làm Chá, Chiêng: có

          e) Phong tục giúp nhau: có

                   5. Lễ hội của thôn/làng

                   Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay

                   6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: khua lóng, kin chiêng, đang phát huy tốt

          7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống: Không

          8. Văn học dân gian: Không

          9. Các danh hiệu của thôn/làng: Làng văn hóa năm 2016

 

2. THÔN ĐỒNG QUAN

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Đồng Quan: thôn Đồng Quan, xã Hóa Quỳ nằm phía tây bắc của xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã 05km, thôn có tổng diện tích tự nhiên là 365,76ha, trong đó đất nông nghiệp là 18,05ha, đất lâm nghiệp là 316,31ha, đất nuôi trồng thủy sản là 13,15ha, đất phi nông nghiệp là 3,96ha, đất màu 14,29ha

Tổng số hộ 108 hộ, 462 nhân khẩu

 Thôn có có khu du lịch sinh thái thác Đồng Quan đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Yên Lễ

- Phía Tây giáp giáp xã Cát Vân

- Phía Nam giáp thôn Xóm Đon

- Phía Bắc giáp xã Cát Tân

 II. Tên gọi qua các thời kỳ : Đồng Quan

1. Tên Nôm trước đây:Trại  Quan, tức là trại của Quan nơi đây trước kia có nhiều quan ở

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ : Khuyên châu cư - Làng Yên cư-Đồng Quan

3.  Tên gọi hiện nay: Đồng Quan  tên gọi theo tiếng dân tộc thái

4. Ghi chép các truyền thuyết: không có

III. Lịch sử hình thành

1.Vùng đất của thôn trước đây có tên là khuyên cư –châu thường thuộc đất thường xuân thời kỳ 1870

Thời  điểm thành lập: 1910

2.  Địa dư của thôn Đồng Quan

Từ 1870 tên làng là: khuyên cư châu có 6 gia đình đến khai hoàng thuộc dòng họ lê, hộ hà, họ ngân do ông Băng Tước cai quản. Đến 1890 do ông Quản Tiến cai quản lấy tên làng yên cư

Đến đầu thế kỷ XX vùng đất Yên cư do 2 ông cai quản là :Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc

Đến 1910-1915 vùng đất Yên cư do ông Lê Phúc Toại cai quản và đổi tên làng thành làng Đồng Quan.

Đến năm 1940-1941 ông Lê phúc Toại qua đời thì ông Lê Phúc Tưởng ở xứ Hóa Quỳ lên làm lý trưởng cai quản làng Đồng Quan.

Đến năm 1942-1943 ông toại bán làng Đồng Quan lại cho ông Lê công Ảnh người làng cốc- cát vân

Đến năm 1958 thực hiện chủ trương của Đảng, Nha Nước làng thành lập 2 tổ đổi công do ông Lô Văn Kẹm làm trưởng Xóm.

Đến 1961 theo chủ trương Đảng, Nha Nước  Đồng Quan được thành lập hợp tác xã do ông Lư Văn Dua làm chủ nhiệm và củng thời gian này Đồng Quan củng thành lập tổ Đảng do ông Lê Đình Thực làm tổ trưởng.

Đến năm 2007 Đồng Quan được chia tách thành thôn Đồng Quan, thôn Đồng Tâm

  3. Ghi chép các truyện thuyết:

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 381 người (Chiếm  82,5%)

+ Dân tộc Mường: 19 người (Chiếm 4,1 %)

+ Dân tộc Thổ:  57 người (Chiếm 12,3 %)

+ Dân tộc Kinh: 5 người (Chiếm 1,1 %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng việt

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: 462 nhân khẩu trong đó dân tộc thái là chủ

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: không có

3.Dân cư của thôn chuyển đi nơi khác: không có

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào vào năm 2016, lý do phát triển gia tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn: khe hón bù

 a) Tên suối : hón bù

 b) Nguồn gốc của suối: bắt nguồn từ núi bù mùn

 c) Vai trò của suối: cung cấp nước sinh hoạt, nước cho phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nước cho khu du lịch sinh thái

2. Các đồi, núi đá, núi đất: núi đất bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển

a) Tên đồi, tên núi bù mùn có độ cao 980m so với mực nước biển,tên  núi gọi theo tiếng của người dân tộc thái

 b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

  b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật chủ yếu: Lim xanh, sến ,táu, sấu, kim giao, vàng anh,dâu ra, phù hương, giang, nứa…vv

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng hiện nay của xứ đồng

1

Đồng Bố

Dân tộc thái

Đồng đầu tiên

Đang canh tác lúa

2

Đồng Bết

Dân tộc thái

Đồng lầy

Đang canh tác lúa

3

Đồng dầu

Dân tộc thái

Đồng làm năng suất cao

Đang canh tác lúa

4

Đồng Cạn

Dân tộc thái

Đồng thiếu nước

Đang canh tác lúa

5

Đồng Nghè

Dân tộc thái

Đồng từ hón nghè

Đang canh tác lúa

6

Đồng thóc

Dân tộc thái

Đồng làm nhiều thóc

Đang canh tác lúa

7

Đồng Quan

Dân tộc thái

Đồng tốt

Đang canh tác lúa

8

Đồng Bỏ

Dân tộc thái

Đồng làm khó khăn

Đang canh tác lúa

9

Đồng kha 1,2

Dân tộc thái

Đồng nhiều cỏ tranh

Đang canh tác lúa

10

Đồng Ánh

Dân tộc thái

Đồng tốt

Đang canh tác lúa

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: Danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, năm công nhận 2016

1.1. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn

Ông Băng Tước- Quan làng

Ông Quản Tiến-Quan làng

Ông Lê Phúc Đức, Lê Đình Đắc-Quan làng

Ông Lê Phúc Toại:Quan Làng

Ông Lê Phúc Tưởng: Quan làng

Ông : Lê Công Ảnh: Quan làng

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng.....Số lượng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có);   Những đóng góp về của cải vật chất ?

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: trồng trọt, chăn nuôi

1.1. Các nghề thủ công truyền thống của thôn: Nghề làm nỏ, đan rón

2. Cây trồng chủ đạo: Cao su, sắn

3. Vật nuôi chủ yếu : trâu, bò,dê, lợn

4. Nông sản chủ yếu: mủ cao su, sắn

5. Đặc sản tiêu biểu:lợn mán, lợn cỏ

6. Các trang trại, gia trại lớn

7. Tỷ lệ hộ nghèo:25,93

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

1. Đình:

2.Đền:

 - Tên gọi: Đền Quận công Lê Đình Tại, xây dựng vào năm 2016        

 -  Cấp xếp hạng: cấp huyện

 - Thờ ai: Quận công Lê Đình Tại

 -  Hiện trạng hiện nay : xây mới

 - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

 -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ?

 - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đề

 3. Chùa

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

1Văn hóa ẩm thực

1.2.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm, canh, thịt, canh măng chua, canh bồi, canh lá sắn chua.

                   c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm, canh, canh măng chua, canh bồi, canh lóng

                   d) Món ăn hàng ngày của người Kinh: Cơm ,canh, thịt ,trứng

                   1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: móc, bánh trưng , xôi

                   b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ? Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;  Xôi Bánh ít, bánh trưng, cơm, canh ,thịt.

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: cơm , canh, xôi

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

                   a) Những món ăn đặc sản của người Thái: nhái nấu măng chua,gà nấu lá sắn chua, canh môn

b) Những món ăn đặc sản của người Thổ: Canh lóng, thịt muối chua

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái:  Nước lá, nước chè, nước lam

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường:Nước lá, nước chè, nước lam

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ:Nước lá, nước chè, nước lam

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè

      1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

       1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

                   a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : váy thêu, khăn thêu, áo khóm

       b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường :Váy đen , khăn trắng

      c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ :Váy thổ cẩm, áo dài tứ thân, thắt lưng màu xanh

       3. Ngôi nhà truyền thống: Không

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

    a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

    d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: làm vía

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

      a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

      b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng cơm mới

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía: có

          b) Mo người quá cố,

          c) Thờ cúng Tổ tiên: có

           d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: có

           đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

           đ)  Làm Chá, Chiêng: có

          e) Phong tục giúp nhau: có

                   5. Lễ hội của thôn/làng: không         

                                                6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc: khua lóng, kin chiêng, đang phát huy tốt

          7. Các danh hiệu của thôn/làng: Làng văn hóa năm 2016

3. THÔN THỊNH LẠC

                   I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí thôn Thịnh Lạc nằm ở phía tây của xã Hóa quỳ cách trung tâm xã   2km   

Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn có dãy núi bù mùn sông rào quền   và cánh đồng bậc thang bao quanh làng.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Liên Hiệp

- Phía Tây giáp núi bù mùn

- Phía Nam giáp thôn Tân Thịnh

- Phía Bắc giáp thôn Xóm Đon

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây: làng Lúng Cộ

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ:

3. Tên gọi hiện nay: thôn Thịnh Lạc

4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện, có liên quan đến tên gọi thôn/làng: Không có

III. Lịch sử hình thành

1, Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ thuộc Tổng như đã lâu đời.

    2, Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

3.  Địa dư của thôn/làng/khu phố qua các thời kỳ như thế nào, vào các năm 1940; 41; 42 các chi trong dòng họ đã phát triển nhiều hộ đến năm 1953; 54; 55 có chủ trương thành lập tổ đội nông lâm hội…

3. Ghi chép các truyện kể dân gian, sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay liên quan đến vùng đất thôn; Không

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 41, số khẩu 182

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:  9 người (Chiếm 4,9%)

+ Dân tộc Mường: 10 người (Chiếm 5,4%)

+ Dân tộc Thổ: 148 người (Chiếm 81,8%)

+ Dân tộc Kinh: 15 người (Chiếm 8,2%)

+ Các dân tộc  khác 00 người (Chiếm 00%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn, 182 người dân tộc Thổ là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:  không

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: 2 hộ, 10 khẩu, chuyển đi thôn Tân thịnh năm 2016.

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào 1992 đến nay  thuộc các dân tộc thổ và dân tộc thổ là chủ yếu,

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Sông quền,

- Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc thổ lâu đời, tưới tiêu đông ruộng và cung cấp nước sinh hoạt.

-  Độ dài sông chảy qua làng: 1 km

- Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng: cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

- Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, rú bù mùn độ cao 780m

- Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi;  không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: không

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: không

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây hổ, báo, gấu, nai …và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng chim, sóc Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây săn bắn làm thức ăn và hiện nay của một số loài chủ yếu không còn

6. Thống kế các loài thực vật trước đây lim xanh, dổi, vàng tâm…. và hiện nay không còn Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây làm nhà và buôn bán và hiện nay của một số loài chủ yếu trám, sòi tóc….

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng cộ

Thổ

 

Trồng lúa nước

2

Đồng quền

Thổ

 

Trồng lúa nước

3

Đồng cọi

Thổ

 

Trồng lúa nước

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

    1.   Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn/làng không

    2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng không

    3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Khoong

   4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: 14/14 tiêu chí

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1, Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruộng và trồng cây công nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây diệt vắn đỏng, Hiện nay nghề nào còn duy trì, không. Nghề nào mới phát triển thêm, không

3. Cây trồng chủ đạo  cây lúa

4. Vật nuôi chủ yếu trâu bò

5. Nông sản chủ yếu lúa, sắn

6. Đặc sản tiêu biểu không

7. Các trang trại, gia trại lớn không

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống …………….

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1.  Đình

Không có

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

2.                 Văn hóa ẩm thực

3.                 Văn hóa ăn

3. Món ăn hàng ngày

- Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn    Cơm canh như: canh thịt lợn, canh cá, canh thịt gà, canh bồi….

4. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Tên các món ăn bánh chưng, bánh ít, ót, thịt chụ cá chụ, bồi… Cách nấu, chế biến luộc, đồ làm bỏ vào ống nứaThường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào mồng năn tháng năm, ràm bảy, tết cổ trùyên Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không ?

5. Những món ăn đặc sản

- Những món ăn đặc sản của người Thổ:  Tên các món ăn đặc sản bồi măng, thịt chụ, cá chụ Ăn vào lúc nào ăn cơm mới rằm tết Ai là người hay ăn cả nhà Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không có Cách nấu,

6. Văn hóa uống

Đồ uống hàng ngày

- Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ nước che xanh lam ống nứa, riệu nút lá chuối, riệu cần,riệu tóng.

7.  Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Tên nước uống riệu cần, riệu tóng Cách nấu, pha chế ủ men lá Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội ràm tết. 

- Những đồ uống đặc sắc

- Những đồ uống đặc sắc của người Thổ: uống riệu, nước chè xanh lam ống nứa, Uống khi buổi sáng sớm. Người hay uống: đàn ông Ngày nay không còn sử dụng thường xuyên nữa.

8. Văn hóa mặc

Trang phục truyền thống

- Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ vắn tỏng, ràm

9. Ngôi nhà truyền thốn

- Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Thổ: Kiểu nhà hai mái hai hốp Nguyên liệu chủ yếu để làm nhà gỗ, bái hèo Cách sắp xếp bố trí sinh hoạt ở các gian trong ngôi nhà thờ tổ tiên gian chính,một gian bếp gian buồng, gian tiếp khách có các bóng lố và chồ các phong tục liên quan đến việc làm nhà có Các tập tục  kiêng kỵ liên quan đến việc làm nhà hoặc sinh hoạt trong nhà có

- Trong thôn/làng có những gia đình nào còn  ngôi nhà truyền thống: không

- Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân: không

XI. Phong tục tập quán

1. Phong tục vòng đời

- Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn, làng: không

- Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng: mối lái, ở rể

- Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng: kính trọng người già

- Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ngày xưa trong nhà có người già qua đời mà nhà nghèo không có gạo, lợn để làm ma thì gia đình phải mương thầy phù thủy về để quàn người chêt để vào một gian nhà từ một đến ba tháng khi đến mùa mới làm ma

2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

- Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng tổ tiên

- Phong tục Tết cơm mới theo mùa của các dân tộc trong thôn/làng

3. Một số tập tục, lễ tục khác            

- Làm vía: có

- Mo người quá cố, có

- Thờ cúng Tổ tiên có

- Thờ Thần chủ làng, Thành hoàng làng: có

- Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: có

- Làm Chá, Chiêng: không

- Phong tục giúp nhau: có

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc thổ

4. Lễ hội của thôn/làng

Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức ngày 10 tháng 6, nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây.

5. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc khua lóng, kin chiêng, vv...; hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc thổ  mục nào không còn phát huy.

6. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì cót, dúm khúm, đống, sinh, sàng Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên có Loại nào không dùng nữa cót dùng bì, rương

7. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc Thổ như liên quan đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn.

- Hát đối

- Hát em ôi

- Chậm đò ho….

8. Các danh hiệu của thôn/làng:

- Huyện công nhận làng văn hóa năm 2017

- Đạt chuẩn NTM 2017

          4. Thôn Xóm Đon

            I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí thôn Xóm Đon nằm ở phía tây bắc của xã Hóa quỳ cách trung tâm xã   2km   

Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn có dãy núi bù mùn sông rào quền   và cánh đồng bậc thang bao quanh làng.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Rào quền

- Phía Tây giáp núi bù mùn

- Phía Nam giáp thôn thịnh lạc

- Phía Bắc giáp thôn đồng quan

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây; Lống đon Tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ, ý ngĩa của tên gọi là một vùng đất không có nước để làm ruộng. Ông tổ Lê Phúc Cương lấy nứa làm đon để lấy nước dẫn nước về từ đó có tên gọi là lống đon.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ:

- Tổ đổi công

- Hợp tác xã xóm đon

- Hợp nhất lại.

3. Tên gọi hiện nay: thôn xóm đon Tên gọi theo tiếng dân tộc thổ, Ý nghĩa là để nhớ tới người khai hoang lập làng.

4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện, có liên quan đến tên gọi thôn/làng. Làm đon lấy nước để làm lúa nước.

III. Lịch sử hình thành

1, Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ thuộc Tổng như đã lâu đời.

    2, Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

3.  Địa dư của thôn/làng/khu phố qua các thời kỳ như thế nào, vào các năm 1940; 41; 42 các chi trong dòng họ đã phát triển nhiều hộ đến năm 1953; 54; 55 có chủ trương thành lập tổ đội nông lâm hội…

3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian /sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay liên quan đến vùng đất thôn/làng.

- Ông tổ dòng họ Phúc thôn xón đon bây giờ là ông Lê Phúc Cương mồ côi cha, mẹ làm rể của dòng họ tọc ở lúng mồn đất đai không có, một hôm ông đi rừng sang xóm đon bây giờ thấy có đất và không có ai ở, đi với ông có một con chó khi ông về thì con chó không về với ông mà ở lại đó đẻ con. Ông đem chuyện đó về kể cho bố vợ nghe bố vợ có bảo đấy là mãnh đất lành nên ông Cương quyết sang đó khai hoang lập làng.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 80, số khẩu 325

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:  22 người (Chiếm 6,8%)

+ Dân tộc Mường: 18 người (Chiếm 5,5%)

+ Dân tộc Thổ: 274 người (Chiếm 84,3%)

+ Dân tộc Kinh: 11người (Chiếm 3,4%)

+ Các dân tộc  khác 00 người (Chiếm 00%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn, 195 người dân tộc Thổ là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:  không

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: không

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào 1992 đến nay  thuộc các dân tộc thổ và dân tộc thổ là chủ yếu,

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Rào quền, khe hón két, hón rin.

- Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc thổ lâu đời, tưới tiêu đông ruộng và cúng cấp nước sinh hoạt.

-  Nguồn gốc của sông, suối từ núi bù mun, độ dài chảy qua thôn/làng  1km

- Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

- Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, rú bù mùn độ cao 780m

- Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi;  không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng  không

- Tên hang, tên động;Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động . không

- Sự tích của hang, động; không

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng không

- Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào không

- Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng không

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây hổ, báo, gấu, nai …và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng chim, sóc Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây săn bắn làm thức ăn và hiện nay của một số loài chủ yếu không còn

6. Thống kế các loài thực vật trước đây lim xanh, dổi, vàng tâm…. và hiện nay không còn Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây làm nhà và buôn bán và hiện nay của một số loài chủ yếu trám, sòi tóc….

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng bại

Thổ

Pại be

Trồng lúa nước

2

Đồng Rin

Thổ

Khe Hón rin

Trồng lúa nước

3

Đồng Bơng

Thổ

Mua lại họ văn

Trồng lúa nước

4

Đồng Cua

Thổ

Có Cây Cua Cổ Thụ

Trồng lúa nước

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

    1.   Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: không

    2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn: không

    3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội 19; Số lượng thanh niên xung phong không, Biên phòng không, Số lượng liệt sĩ 01, Bà mẹ Việt Nam anh hùng không, Anh hùng lực lượng vũ trang: không; Những đóng góp về của cải vật chất: góp gỗ làm đường, lợn, gạo….

   4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: 14/14 tiêu chí

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1, Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruồng và trồng cây công nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây diệt vắn đỏng, Hiện nay nghề nào còn duy trì, không. Nghề nào mới phát triển thêm, không

3. Cây trồng chủ đạo  cây cao su

4. Vật nuôi chủ yếu trâu bò

5. Nông sản chủ yếu lúa, sắn

6. Đặc sản tiêu biểu không

7. Các trang trại, gia trại lớn không

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 4,6%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1.  Đình

- Thờ ông tổ Lê Phúc Cương

-  Tên gọi; có từ thời kỳ nào sau lập làng          

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích, không

- Thờ ai; Sự tích của đình là Ông tổ họ

-  Hiện trạng hiện nay không còn

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào, không

-  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây Đình làm cột chôn một gian hai chái Hiện nay có thay đổi gì không, không còn  do thay đổi, không tu bổ

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình trước năm 1955 vào ngày 10/6 âm lịch hàng năm tế

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

4.                 Văn hóa ẩm thực

5.                 Văn hóa ăn

3. Món ăn hàng ngày

- Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn    Cơm canh như: canh thịt lợn, canh cá, canh thịt gà, canh bồi….

4. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Tên các món ăn bánh chưng, bánh ít, ót, thịt chụ cá chụ, bồi… Cách nấu, chế biến luộc, đồ làm bỏ vào ống nứaThường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào mồng năn tháng năm, ràm bảy, tết cổ trùyên Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không ?

5. Những món ăn đặc sản

- Những món ăn đặc sản của người Thổ:  Tên các món ăn đặc sản bồi măng, thịt chụ, cá chụ Ăn vào lúc nào ăn cơm mới rằm tết Ai là người hay ăn cả nhà Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không có Cách nấu,

6. Văn hóa uống

Đồ uống hàng ngày

- Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ nước che xanh lam ống nứa, riệu nút lá chuối, riệu cần,riệu tóng.

7.  Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

- Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Tên nước uống riệu cần, riệu tóng Cách nấu, pha chế ủ men lá Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội ràm tết. 

- Những đồ uống đặc sắc

- Những đồ uống đặc sắc của người Thổ: Tên nước uống riệu, nước chè xanh lam ống nứa Uống khi buổi sáng sớm Ai là người hay uống đàn ông Ngày nay còn uống thường xuyên nữa không có

8. Văn hóa mặc

Trang phục truyền thống

- Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ vắn tỏng, ràm

9. Ngôi nhà truyền thốn

- Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Thổ: Kiểu nhà hai mái hai hốp Nguyên liệu chủ yếu để làm nhà gỗ, bái hèo Cách sắp xếp bố trí sinh hoạt ở các gian trong ngôi nhà thờ tổ tiên gian chính,một gian bếp gian buồng, gian tiếp khách có các bóng lố và chồ các phong tục liên quan đến việc làm nhà có Các tập tục  kiêng kỵ liên quan đến việc làm nhà hoặc sinh hoạt trong nhà có

- Trong thôn/làng có những gia đình nào còn  ngôi nhà truyền thống , không

- Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân, không

XI. Phong tục tập quán

1. Phong tục vòng đời

- Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn/ làng k

- Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng mối lái, ở rể

- Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng kính trọng

- Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ngày xưa trong nhà có người già qua đời mà nhà nghèo không có gạo, lợn để làm ma thì gia đình phải mương thầy phù thủy về để quàn người chêt để vào một gian nhà từ một đến ba tháng khi đến mùa mới làm ma

2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

- Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: cúng tổ tiên

- Phong tục Tết cơm mới theo mùa của các dân tộc trong thôn/làng

3. Một số tập tục, lễ tục khác            

- Làm vía: có

- Mo người quá cố, có

- Thờ cúng Tổ tiên có

- Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng có

- Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng có

- Làm Chá, Chiêng, không

- Phong tục giúp nhau có

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc thổ

4. Lễ hội của thôn/làng

Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức ngày 10 tháng 6, nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây.

5. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc khua lóng, kin chiêng, vv...; hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc thổ  mục nào không còn phát huy.

6. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì cót, dúm khúm, đống, sinh, sàng Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên có Loại nào không dùng nữa cót dùng bì, rương

7. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc Thổ như liên quan đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn.

- hát đối

- hát em ôi

- chậm đò ho….

8. Các danh hiệu của thôn/làng: Làngvăn hóa/ đạt chuẩn nông thôn mới hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu

- huyện công nhận làng văn hóa lần 1 năm 2014.

- huyện công nhận làng văn hóa lần 2 năm 2016.

- Đạt chuẩn NTM 2017

5. THÔN LIÊN HIỆP

          I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí: thôn Liên Hiệp nằm ở phía tây bắc xã Hóa Quỳ cách trung tâm xã bao 2km về phía bắc

2. Địa giới

- Phía Đông giáp thôn Đồng Xuân

- Phía Tây giáp Thôn Thịnh Lạc và thôn Xóm Đon

- Phía Nam giáp:Tân Thịnh

- Phía Bắc giáp thôn Yên Xuân xã Yên Lễ.

                   II. Tên gọi qua các thời kỳ

                   Thôn Liên Hiệp do ủy ban kháng chiến hoàn thành chính lâm thời xã Hóa Quỳ đặt vào tháng 09 năm 1947.

                   1. Tên Nôm trước đây tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ, Ý nghĩa của tên gọi là sự sắp nhập 4 lúng lại với nhau.

          2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ: Liên Hiệp – HTX Hiệp Thịnh – Liên Hiệp

          3. Tên gọi hiện nay: Liên Hiệp Tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ Ý nghĩa của tên gọi. (Ý nghĩa của tên gọi là sự sắp nhập 4 lúng lại với nhau)

          4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện: Không

          III. Lịch sử hình thành.

Thôn Liên Hiệp do ủy ban kháng chiến hoàn thành chính lâm thời xã Hoá Quỳ đặt vào tháng 09 năm 1947 được sắp nhập từ 4 lúng gồm: Lúng Mồn, Lúng Sang, Lúng Ngốc, Lúng ó, cả 4 lúng lúc bấy giờ có 29 hộ và có hai dòng chiếm 80% là dòng hộ Lê Nhân và dòng họ Lê Hữu bên cạnh đó còn có họ Lê Văn ở Lúng Sang, Lúng Ngốc và hộ Lê Đinh ở Lúng ó.

Vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 thành lập 3 tổ đổi công ở lúng mồn có hai tổ là Quyết Thành và Thành Quý ba lúng còn lại gọi là An Hòa

1. Vùng đất của thôn/làng hiện nay là vùng đất cổ có tiếng nói riêng đó là tiếng dân tộc thổ, do tổ tiên lập từ lâu đời, từ năm 1961 đến nay do dự di dân và dân định cư nên có một số hộ chuyển đến và sinh sống trong thôn những hộ này chủ yếu là người kinh ở khu vực Hoằng Hóa chuyển đến. Lúc mới thành lập thôn thuộc tổng Như

2. Địa dư của thôn ban đầu khi mới thành lập thôn Liên Hiệp gồm 4 lúng (Lúng Mồn, Lúng Sang, Lúng Ngốc, Lúng ó,) Đến năm 1961 sắp nhập 5 thôn gồm (Lúng Đon, Lúng Cộ, Làng Mới, Đồng Ớt, và thôn Liên hiệp cũ) và đổi tên gọi HTX Hiệp Thịnh, đến năm 1988 Thôn Hiệp Thịnh chi tách thành 5 thôn gồm Xóm Đon, Thịnh Lạc, Tân Thịnh , Đồng Xuân và Liên Hiệp.

          3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian /sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành hay lien quan đến vùng đất thôn/làng/khu phố: Không

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ, số khẩu: 100 hộ 345 khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:           16 người     (Chiếm 4.63 %)

+ Dân tộc Mường:       15 người     (Chiếm 4.35 %)

+ Dân tộc Thổ:          269 người     (Chiếm 77.98 %)

+ Dân tộc Kinh:          45 người     (Chiếm  13.04 %)

+ Các dân tộc  khác      0 người      (Chiếm ...............%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn/làng/khu phố: Tiếng thổ

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn:

(số người ?........ dân tộc nào là chủ yếu ?); Mục này lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân ): Không Biết

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ.........số khẩu..... thuộc các dân tộc nào và dân tộc nào là chủ yếu....); thời điểm chuyển đến; Lý do chuyển đến

3.Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ.........số khẩu......thuộc dân tộc nào là chủ yếu); thời điểm chuyển đi ? Lý do chuyển đi

4. Dân cư của thôn/làng/khu phố phát triển đông nhất vào thời điểm nào ? thuộc các dân tộc nào và dân tộc nào là chủ yếu ? Các Lý do phát triển thêm ?

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng; Sông Quền.

a) Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc Thổ ?.Sự tích và ý nghĩa của tên sông, suối: Không nhớ

b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn/làng: 3km 

c) Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn/làng/khu phố: Trước đây có tổng bơm cấp nước cho Nông Nghiệp đến năm 1976 khi các đập được hình thành thì tổng bơm được dở bỏ.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng: Núi Ao Bến, Núi ao cá mè, núi Ao mới, Núi Ao Trạc.

a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc Thổ

b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; Không

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: Không

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng: Không

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào: Không

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6. Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc...).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

 

Đồng Quền

Thổ

Dọc sông Quền

Vẫn canh tác

 

Đồng Xáy

Thổ

Khai hoang từ cánh môn ráy ngứa

Vẫn canh tác

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn/làng:

Trước đây ở tại địa bàn thôn có các di tích văn hóa truyền thống gắn liền với tiến ngưỡng tôn giáo lúc bấy giờ như: Giếng làng, bến nước (giếng làng có 4 cái gắng liền với miền quê việt nam cho đến nay chỉ còn lại một cái nằm tại Ao bến), bến nước gồn 4 cái đó là: Bến Xáy, Bến chiềng, Bến Bương, Bến tền cho đến nay cùng với sụ phát triển KTXH hiện tại các bến này không còn nữa. Bên cạnh đó còn có các đền thờ các vị thánh sắc trong làng gồm: Đền quan lang thờ anh hung Đền sắc, Chùa cây đa đồng xáy thờ Thần A Di, Đình bến chiềng tờ thanh Hoàng.

2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng: Không

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội Thời kỳ chống pháp: 01 người, Thời kỳ chống mỹ: 18 Người; Bảo vệ biên giới phía nam và làm nhiệm vụ quốc tế: 27 người, Số lượng liệt sĩ: 07 người, Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 01 người, Số người đượng tặng huân chương KC: 07 người, Huy chương kháng chiến: 11 người.

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới: cơ bản hoàn thành XD NTM 14/14 tiêu chí.

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn/làng: Nông nghiệp

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây: Diệt và đan lát. Hiện nay nghề nào còn duy trì Được nghề nào.

3. Cây trồng chủ đạo: Lúa và cây công nghiêp (Cao su, keo)

4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu bò

5. Nông sản chủ yếu: Lúa

6. Đặc sản tiêu biểu : Không

7. Các trang trại, gia trại lớn Không

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới)   4 %

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

          1. Đình:

- Tên gọi: Đình bến chiềng thờ thành hoàng, có từ thời kỳ nào thời khai sinh.         -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

- Thờ ai: Thờ Thành Hoàng

-  Hiện trạng hiện nay: Không còn nữa

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào:

- Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2.Đền:

- Tên gọi: Đền Quan Lang; có từ thời kỳ nào: Thời kỳ còn các Lúng           

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

- Thờ ai: Anh hung Đình Sắc; Sự tích của đền:

-  Hiện trạng hiện nay: Không còn đình.

- Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

-  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

- Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền

3. Chùa

-  Tên gọi: Chùa cây đa đồng xáy. có từ thời kỳ nào các Lúng          

-  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

-  Hiện trạng hiện nay Không còn nữa.

- Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn/làng/khu phố: Không

5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ nào lưu giữ: Không

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

6.                 Văn hóa ẩm thực

6.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

Món ăn hàng ngày của người Kinh:  Cơm, canh, cá, Thịt, rau …

Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn:

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ; Cơm, canh, cá, Thịt, rau, bánh chưng, bánh ít …

1.1.3. Những món ăn đặc sản

 Những món ăn đặc sản của người Thổ:  môn nấu quả trám, thịt chụ, cá chụ: Môn nấu trám là nấu canh môn xong giả quả trám (Trí)   

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ: Trước đây có nước chè lam ống nứa, rượu sắn … giờ không còn nữa.

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: Rượu cần.

2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống

Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ: Váy, khan xếp, khăn lưng  cho đến thời nay không còn nữa do kinh tế thị trường.

3. Ngôi nhà truyền thống

4. Phong tục tập quán

4.1. Phong tục vòng đời

 Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn/ làng: Mừng dâu – Mừng rể

Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng; Không

Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng: Nhà táng giấy, tróng kèn, mo.

4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Không

Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Tết cơm mới

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

a) Làm vía:

b) Mo người quá cố: Có

c) Thờ cúng Tổ tiên: Có

d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: Không

đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: Không  

đ)  Làm Chá, Chiêng: Không

e) Phong tục giúp nhau

Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc Thổ: Đổi công; phường hội Mục đích ý nghĩa: Hỗ trợ nhau để phát triển sản xuất, hình thức tổ chức: Sản xuất tập trung theo hình xong hộ này đến hộ khác. Hiện tại không còn duy trì một số phường hội hỗ trợ làm nhà và các công trình khác.

5. Lễ hội của thôn/làng

    Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay: Không

6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....); hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc nào ?  mục nào không còn phát huy: Không

7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì ? Ngày nay loại nào còn sử dụng thường xuyên ? Loại nào không dùng nữa, vì sao (do không còn nguyên liệu? không còn người biết làm/ hay do các lý do khác: Không

8. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc ( Thái, Thổ, Mường, Kinh,..) như các truyện thơ, truyền thuyết, truyện kể dân gian, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, đồng dao, khặp, tục ngữ, câu đố, phương ngôn,.. liên đến vùng đất và con người của địa phương: Ghi lại và giới thiệu ngắn gọn: Không

9. Các danh hiệu của thôn/làng: Làngvăn hóa/ đạt chuẩn nông thôn mới hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu: Cấp xã, Cấp huyện

6. THÔN TÂN THỊNH

        I. Vị trí địa giới:

1. Thôn Tân Thịnh là thôn nằm về phía Tây của xã, cách trung tâm xã 1 km,

2. Địa giới

- Phía Đông giáp: thôn Đồng Xuân

- Phía Tây giáp: Thôn Thịnh Lạc

- Phía Nam giáp: Thôn Quảng Hợp và nhà máy chế biến NLS Xuất khẩu Như Xuân

- Phía Bắc giáp: Thôn Liên Hiệp

II. Tên gọi qua các thời kỳ :

Năm 1960-1964, thôn khi đấy thuộc đội 2, Hợp tác xã Thịnh Lạc. Từ năm 1965- 1988, thôn là đội 6, HTX Hiệp Thịnh. Đến năm 1988, thôn chính thức được đặt tên là thôn Tân Thịnh.

III. Lịch sử hình thành

Theo lịch sử của Xã Hóa Quỳ, Tân Thịnh là một trong số các thôn được thành lập sớm và có dân cư sống tập tung của xã, có dân cư bản địa sống tập chung và chiếm tỷ lệ cao trong dân số thôn. Qua nhiều lần chia tách thôn Tân Thịnh ra đời và phát triển.

IV. Dân số và thành phần dân tộc 1. Số dân: số hộ: 134 hộ, số khẩu: 580 khẩu

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 22 người (Chiếm 3,8%)

+ Dân tộc Mường: 42 người (Chiếm 7,2%)

+ Dân tộc Thổ: 414 người (Chiếm 71,4%)

+ Dân tộc Kinh: 102 người (Chiếm 17,6%)

+ Các dân tộc  khác........ .... người (Chiếm ...............%)

 

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong thôn là tiếng Việt.

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn là 580 người, chủ yếu là dân tộc Thổ và dân tộc Kinh

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: Do đặc điểm dân số thôn chủ yếu là người bản xứ, chỉ có một số ít các hộ dân (Quảng Châu - Quảng Xương; Hoằng Hóa) chuyển đến làm kinh tế mới và cũng đã sống định cư ở thôn.

3.Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ.........số khẩu......thuộc dân tộc nào là chủ yếu); thời điểm chuyển đi ? Lý do chuyển đi

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm hiện nay, thuộc các dân tộc thổ, kinh, thái, mường và dân tộc thổ chủ yếu, các tộc khác là do di cư tới sống, hoặc lấy chồng (vợ) về thôn.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1.  Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

                   Thôn có sông Quyền chảy qua, với chiều dài khoảng 1km, sông chảy từ xã Cát Tân qua xã Hóa Quỳ (thôn Tân Thịnh) và chảy qua Xuân Quỳ.

                   Nhờ có Sông Quyền chảy qua và thôn gần với núi Mùn nên thôn có nguồn nước sạch và dồi dào cung cấp cho sinh hoạt và hoạt động nông nhiệp của bà con nhân dân.

                   2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

                   Núi Mùn là ngọn núi đá nằm ở vị trí đường vào của Làng, nó được dân làng ví như cánh cửa của làng, đó là một núi đá cao và có nhiều loại động vật và chim rừng về sinh sống.

                   3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

                   a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

                   b) Sự tích của hang, động;

                   4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn/làng

                   a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

                   b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

                   5. Trước đây, ở các khu đồi và núi Mùn, có nhiều loại động vật rừng sống như Lợn rừng, nai, gà, chim …. nhưng do nhân dân khai hoang ngày càng nhiều nên đất rừng bị thu hẹp và chuyển đổi mực đích sang trồng cây công nghiệp như Cao su, cà phê và nạn săn bắn nhiều nên các loài động  vật đến nay rất hiếm, chỉ còn lại ít gà rừng, và một số loại chim.

                   6.  Thống kê các loài thực: Thôn có nhiều loại cây gỗ quý như Lim và nhiều loại cây thuốc. Hiện nay, trong thôn vẫn có một số người hàng ngày vẫn đi hái thốc trên rừng để điều trị một số bệnh thường gặp và có tiếng trong và ngoài xã,

                   7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Quền

Thổ

Có nhiều cây Quền

Trồng lúa nước 2 vụ

2

Đồng Ao Bến

Thổ

Có đập Ao Bến

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

3

Đồng Sâm

Thổ

Theo truyền thuyết có người đào phải cổ Rồng, máu của Rồng chảy xâm hết nên gọi là đồng Sâm

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

4

Đồng Lố

Thổ

Máu rồng mới chạm vào cánh đồng này

Trồng lúa nước 2 vụ và cây hoa màu

 

                   VII. Những nét nổi trội về lịch sử

                   1.Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn: Thôn có đên Quận Công Lê Đình Tại – là người dân tộc Thổ của Làng được vua phong chức Quan Quận công, được mọi người dân trong làng và trong xã kính trọng và noi gương ca các thế hệ.

                   2.Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn/làng

                   3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn/làng trong các cuộc kháng chiến: Thôn Tân Thịnh từng có đơn vị bộ đội của An toàn khu thuộc Quân khu 4 lệp lán trại tại chân núi Mùn (1950-1951)

                   Qua các thời kỳ kháng chiến, thôn luôn luôn tham gia sức người, sức của tham gia chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Đến nay có 1 liệt sỹ, 04 thương binh đang sống tại thôn

                   4.Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

                   Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp trên và của xã, toàn thể bà con và nhân dân thôn Tân Thịnh đã đồng lòng, thống nhất và quyết tâm xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Đến nay, thôn đã hoàn tất 14/14 tiêu chí nông thôn mới và đã trình, đề nghị UBND huyện công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, 100% đường nội đồng đã được bê tông hóa, được nội thôn đã được cứng hóa, khang trang, sạch đẹp. Thôn không còn nhà dột nát, tạm bợ.

                             VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

                   1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: Ngành nghề chủ yếu của dân cư trong làng là nông nghiệp, một số đi làm ăn xa và xuất khẩu lao động.

                   2.Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ?  Tiềm năng phát triển ?

                   3. Cây trồng chủ đạo: Lúa, ngô,sắn, cao su, keo…

                   4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà

                   5. Nông sản chủ yếu: Lúa, sắn, cao su

                   6. Đặc sản tiêu biểu ?

                   7. Các trang trại, gia trại lớn ?

                   8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 4,47%

                   IX. Dấu tích văn hóa vật chất

                   1. Đình:

                   - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

        - Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

        - Thờ ai; Sự tích của đình;

        -  Hiện trạng hiện nay ?

        - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

        -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

        - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2.Đền:

           - Tên gọi: Đền Quận Công Lê Đình Tại có từ thời Tây Sơn           

           -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích: Chưa

           - Thờ quan quận công Lê Đình Tại

           -  Hiện trạng hiện nay: Đã được bà con nhân dân tôn tạo và bảo vệ

           - Đã được trung tu xây dựng mới năm 2015, kinh phí do nhân dân trong làng đóng góp xây dựng. Kiến trúc của Đình trước đây còn đơn sơ, hiện nay đã được tôn tạo thành kiểu đền chùa phù hợp.

               - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền: Các ngày lễ tết, con cháu trong thôn đều dâng lễ tài đền.

            3. Chùa

              -  Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              -  Hiện trạng hiện nay ? đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               - Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                    do thay đổi ?

    4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn/làng/khu phố ?

                                                                                                                                                                                                5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ

        nào lưu giữ

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

7.                 Văn hóa ẩm thực

7.1.         Văn hóa ăn

1.1.1.  Món ăn hàng ngày

                   Các món ăn hàng ngày của nhân dân trong làng cũng như bình thường, không có sự khác biệt nhiều giữa các dân tộc Thổ - Kinh – Thái - Mường

Nước uống hàng ngày cũng từ các loại lá mát như chè xanh, lá vối, lá ngấn

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

                   Ngày lễ tết do đặc điểm dân cư chủ yếu là người Thổ và người kinh, nên các món ăn cũng mang tính chất truyền thống như bánh trưng, giò chả, cá nướng …

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

                   Người kinh có trang phục bình thường, người thổ có trang phục váy áo truyền thống tự dệt gọi váy đoỏng, váy Ràm.

       3. Ngôi nhà truyền thống

                   Nhà của người trong thôn hiện nay chủ yếu là nhà xây và nhà gỗ.

      4. Phong tục tập quán

          4.1. Phong tục vòng đời

                   a) Người phụ nữ khi sinh con cần phải kiêng cữ và hơ người bên bếp than trong 01 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

                   b) Phong tục liên quan đến hôn nhân: Cũng như dân tộc kinh, việc cưới hỏi làm tuần tự các bước, dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Trong ngày cưới, cô dâu, chú rễ được hai bên anh em họ hàng mừng tuổi bằng tiền hoặc quà.

                   c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn/ làng ?

                   d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn: Đám ma của người thổ có nhà táng, trống 3 dây

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

                   a) Phong tục Tết Nguyên đán: Ăn tết Nguyên Đán theo tết chung của cả nước

                   b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: Một năm 2 mùa gặt xong, mỗi gia đình đều làm cơm cúng cơm mới.

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

                   a) Làm vía: Kêu vía cho người già yếu

                   b) Mo người quá cố: Đã bỏ

                   c) Thờ cúng Tổ tiên: Thờ cúng ông bà tổ tiên như người kinh

d) Hàng năm, vào tháng 11, thôn tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân theo nét chung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

7. THÔN ĐỒNG XUÂN

                   I. Vị trí địa giới:

          1. Vị trí của thôn là nằm ở trung tâm UBND xã Hóa Quỳ   

      Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn là núi đá và đập Đồng Ớt bao quanh thôn.

          2. Địa giới

- Phía Đông giáp thôn Thanh tân xã Hóa Quỳ.

- Phía Tây giáp thôn Tân Thịnh xã Hóa Quỳ.

- Phía Nam giáp thôn Quảng Hợp xã Hóa Quỳ.

- Phía Bắc giáp xã Yên Lễ Như Xuân.

                    II. Tên gọi qua các thời kỳ. 

1. Tên Nôm trước đây; Tên gọi theo tiếng dân tộc nào (Thái, Mường, Thổ, Kinh,..) ? Ý nghĩa của tên gọi. (tại sao lại gọi tên như vây....);

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ (khi mới khai khẩn vào khoảng năm 1940- 1950 của thế kỷ 20 lúc đầu có tên gọi là Đồng Ớt, năm 1964 theo chủ trương của Đảng nhà nước về công tác định canh định cư xây dựng và phát triển kinh tế miền núi. Có 11 hộ ở Hoằng Hóa lên định cư cùng 8 hộ bản gốc dân tộc thổ sát nhập thành đội sản xuất lấy tên gọi là xóm Đồng Ớt, trải qua quá trình hình thành đến năm 1981 lấy tên gọi là hợp tác xã Đồng Xuân cho đến nay có tên gọi là thôn Đồng Xuân.

3.  Tên gọi hiện nay là Thôn Đồng Xuân Tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

    4. Ghi chép các truyền thuyết, thôn không có truyền thuyết.

                   III. Lịch sử hình thành

1.                 Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất cổ  Do tổ tiên lập từ lâu đời.

2.                 Thời  điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

2.  Địa dư của thôn qua các thời kỳ cho đến nay vẫn không thay đổi.

  3. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian thôn không có truyện thuyết cũng như truyện kể dân gian.

                   IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 101, số khẩu 401.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 6 người (Chiếm 0,16  %)

+ Dân tộc Mường: 9.người (Chiếm 0,22%)

+ Dân tộc Thổ:.281người (Chiếm 70.%)

+ Dân tộc Kinh: 105 người (Chiếm 26,2.%)

+ Các dân tộc  khác 0 người (Chiếm 0 %)

 

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng thổ.

                   V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn Đồng Xuân: 401 người (2017) trong đó dân tộc Thổ là chủ yếu ; Mục này lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân)

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó cơ bản là không có.

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác cơ bản là không có.

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm nào từ năm 1978 đến 1990 thuộc các dân tộc nào và dân tộc thổ  là chủ yếu, Lý do phát triển: sinh con nhiều.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn Đồng Xuân có con suối bắt nguồn từ thị trấn Yên Cát xuống đập Đồng ớt sau đó chảy ra khe quyền.

    a) Tên sông, tên suối đồng ớt, suối theo tiếng dân tộc thổ. 

    b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn khoảng 1,5 km 

    c) Vai trò của sông, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn Đồng xuân nó có ý nghĩa rất lớn khi nó là nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng của thôn.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Đồng Xuân có lèn ớt độ cao khoảng 480 m so với mặt nước biển.

    a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc nào thôn Đồng Xuân cơ bản không có núi đồi cao.

    b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi; 

3. Các hang, động  nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn Đồng xuân không có hang.

    a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động .

    b) Sự tích của hang, động;

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn không có thung lũng.

     a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào

     b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 6.  Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ lim, dổi, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Ớt

Thổ

Gần lèn ớt

Trồng lúa

2

Đồng Cồm

Thổ

 

Trồng lúa

3

Đồng Giếnh

Thổ

 

Trồng lúa

4

Đồng khoai

Thổ

Trước đây trồng khoai

Trồng lúa

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

                   1.Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn Cấp công nhận, năm công  nhận, thôn không có danh thắng.

                   2.Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn, không có.

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội; Số lượng  thanh niên xung phong; Biên phòng, thôn có 4 liệt sĩ, 1 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có);   Những đóng góp về của cải vật chất không có

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

                             VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.                 Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn trồng trọt 

2.                 Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ?  Tiềm năng phát triển ?

2. Cây trồng chủ đạo cây lúa

3. Vật nuôi chủ yếu lợn, gà , vịt..vv

4. Nông sản chủ yếu ? cây lúa, ngô, khoai, sắn..vv

5. Đặc sản tiêu biểu không có.

6. Các trang trại, gia trại lớn không có.

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 5/101 hộ.

                   IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1. Đình ở thôn Đồng Xuân không có đình

                   - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

                   -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

        - Thờ ai; Sự tích của đình;

        -  Hiện trạng hiện nay ?

        - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

                   -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý do thay đổi ?

        - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đình

          2. Đền ở thôn Đồng Xuân không có đền.

              - Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              - Thờ ai; Sự tích của đền;

              -  Hiện trạng hiện nay ?

              - Đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                  do thay đổi ?

               - Những phong tục, lệ tục, tế lễ, liên quan đến đền

            3. Chùa ở thôn Đồng Xuân không có chùa.

              -  Tên gọi; có từ thời kỳ nào ;           

              -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích;

              -  Hiện trạng hiện nay ? đã được trung tu xây dựng mới như thế nào ?

               - Đặc điểm kiến trúc của Chùa trước đây ? Hiện nay có thay đổi gì không ? Lý

                    do thay đổi ?

    4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn, thôn không có văn bia.

    5. Có những sắc phong nào còn lưu  giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ

        nào lưu giữ, không có.

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn Đồng xuân.

8.                 Văn hóa ẩm thực

8.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày,

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

       1.1.3. Những món ăn đặc sản

         a) Những món ăn đặc sản của người Thái:  canh măng chua nấu thịt lợn 3 chỉ,Ăn vào buổi trưa và buổi chiều tối, ăn cả gia đình. Ngày nay vẫn còn ăn thường xuyên, Cách nấu bỏ thịt với măng cùng một lúc sau đó bỏ nhiều nước nấu khi nào nhừ thịt là được trước khi bắc xuống bỏ thêm vài củ kiệu cho nó thơm, không kiêng kỵ            

         b) Những món ăn đặc sắc của người Mường:  không có.

         c) Những món ăn đặc sản của người Thổ, không có.

        d) Những món ăn đặc sản của người Kinh: không có.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

           a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: 

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ

d) Mo tả đồ uống hàng ngày của người Kinh

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

          a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: rượu cần , rượu biaThường dùng vào dịp lễ tiết.  

           b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường:Tên nước uống ? Chá nâu,  pha chế ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào  hoặc lễ hội nào ?

          c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: rượu bia. 

           d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: rượu bia.

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

         a) Những đồ uống đặc sắc của người Thái cơ bản không có.   

b) Những đồ uống đặc sắc của người Mường cơ bản là không có.     

        c) Những đồ uống đặc sắc của người Thổ cơ bản là không có.     

d)  Những đồ uống đặc sắc của người kinh cơ bản không có     

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái (chủ yếu là trang phục

 phụ nữ Thái:  Váy, áo, khăn về cơ bản hiện nay không giữ được nữa.

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường (chủ yếu là trang phục phụ nữ Mường: Váy, áo, khăn,  .)

 c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ  ( cả nam và nữ ) đối với nữ váy đỏng, áo ở trong vấy thắt dây ở phí dưới rốn đầu thắt khăn. Đối với nam mạc quần gụ áo tứ thân .

       3. Ngôi nhà truyền thống

a) Mô tả ngôi nhà  truyền thống người Thái không có.

b) Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống người Mường không có.

c) Mô tả đặc điểm ngôi nhà  truyền thống ngườ thổ cơ bản không

 d) Trong thôn không có nhà truyền thống.

 đ) Trong thôn/làng có những gia đình nào có ngôi nhà truyền thống cách tân không có.

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

           a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn không có.

             b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn không có

c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn không có

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ?

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng:

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn không có.

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

a) Làm vía:

b) Mo người quá cố,

c) Thờ cúng Tổ tiên

 d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng

 đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng, 

   e)  Làm Chá, Chiêng, ...

   f) Phong tục giúp nhau

  Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào (làm vía người Thái, thờ cúng tổ tiên người Thổ, Mường, Kinh ); Mục đích ý nghĩa, hình thức tổ chức như thế nào? hiện nay còn duy trì ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh )

                             5. Lễ hội của thôn, trong thôn không có lễ hội.

 Tên gọi; sự tích, mục đích, ý nghĩa, thời gian tổ chức (ngày, tháng), nghi thức, lễ vật cúng, các trò chơi dân gian trong lễ hội, trước đây và hiện nay

     6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....); hiện nay mục nào còn duy trì ở dân tộc nào ?  mục nào không còn phát huy.

          7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc, gồm những loại gì như đan thúng, mủng, rổ, sàng. Ngày nay khôn còn loại nào  còn sử dụng thường xuyên ? Loại nào không dùng nữa, vì sao (do không còn nguyên liệu? không còn người biết làm/ hay do các lý do khác,.. ?

          8. Văn học dân gian: Nguồn văn học dân gian của các dân tộc ( Thái, Thổ, Mường, Kinh,..) như các truyện thơ, truyền thuyết, truyện kể dân gian, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, đồng dao, khặp, tục ngữ, câu đố, phương ngôn, ỏ thôn không có.

9. Các danh hiệu của thôn: Làngvăn hóa cấp huyện

8. THÔN THANH TÂN

        I. Vị trí địa giới:

1. Thôn Thanh Tân nằm về phía đông nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã khoảng 800m về hướng tây nam   

      2. Địa giới

- Phía Đông giáp giáp xã Bình Lương

- Phía Tây giáp: thôn Đồng Xuân

- Phía Nam giáp thôn Đồng Xuân

- Phía Bắc giáp: xã Yên lễ

 II. Tên gọi qua các thời kỳ

          Năm 1977 thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước nhân dân xã Hoằng Thanh huyện Hoằng Hóa đi xây dựng vùng kinh tế mới lên lập nghiệp tại xã Hóa Quỳ và đặt tên là hợp tác xã Thanh Xuân có nghĩa tên "Thanh" là lấy tên Thanh trong xã Hoằng Thanh, "Xuân" tức là lấy tên Xuân của  huyện Như Xuân. Do một nữa thôn dân cư ở xâm canh qua một thôn đó là thôn Quảng Hợp khó khăn trong việc quản lý đến năm 1992 Hội đồng nhân dân xã HÓa Quỳ có nghị quyết chia thôn Thanh Xuân thành hai thôn đó là Thôn thanh Tân và thôn thanh Xuân. Thôn Thanh Tân vẫn lấy chữ đầu là Thanh và chữ Tân có nghĩa là mới, và tên thôn Thanh Tân có từ năm 1992 cho đến bây giờ.

III. Lịch sử hình thành

          Trước ngày giải phóng đất nước 30/4/1975 vùng đất này là vùng đất hoang hóa, đến năm 1977 theo tiếng gọi của nhà nước nhân dân xã Hoằng Thanh huyện Hoằng Hóa đã lên xây dựng vùng kinh tế mới lập nghiệp dọc tuyến các tuyến đường giao thông chính như  quốc lộ 15a cũ vượt qua thôn quảng hợp đến giáp thôn Luống Đồng (nay là thôn Thanh Xuân) còn một số chuyển về ở giáp thôn Xuân Đàm (Nay là thôn Thanh Lương) tên gọi đầu tiên là hợp tác xã Thanh Xuân. Do bất cập về ranh giới của thôn do xâm cư khó quản lý về hành chính nên năm 1992 Hội đồng nhân dân xã Hóa Quỳ có nghị quyết chia hợp tác xã Thanh Xuân đã chia thành hai thôn đó là thôn Thanh Tân và Thôn Thanh Xuân cho đến bây giờ, sau này thôn Thanh Xuân lại được tách thành thôn Thanh Xuân và thôn Thanh Lương

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: Thôn Thanh Tân có 102  hộ, số khẩu. 487

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái:   18 người (Chiếm 4%)

+ Dân tộc Mường: 02 người (Chiếm 0.2%)

+ Dân tộc Thổ: 52  người (Chiếm 10.6%)

+ Dân tộc Kinh: 415 người (Chiếm 85.2%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu là tiếng kinh hay gọi là tiếng việt

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn Thanh Tân: Có 58 hộ 350 người, dân tộc kinh là chủ yếu  lấy mốc năm 1996 (thời điểm chia tách huyện Như Xuân )

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: năm 2001 chuyển 16 hộ  64 nhân khẩu ở xã Bình Lương chuyển đến do điều chỉnh lại ranh giới hành chính số hộ và nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc kinh.

3. Dân cư của thôn Thanh Tân phát triển đông nhất từ năm 1996 đến nay là 28 hộ, 73 nhân khẩu; lý do con cái trưởng thành xây dựng gia đình dẫn đến tăng dân số tự nhiên.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn. Suối đồng ớt tên gọi theo tiếng dân tộc thổ chảy qua địa phân thôn Thanh Tân khoảng 1 km bắt nguồn từ thị trấn yên Cát chảy qua xã Yên Lễ đổ về đập Đồng Ớt thuộc thôn Đồng Xuân sau đó đổ ra khe Quyền và chảy về xã Xuân Quỳ.

Vai trò của con khe này là cung cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân thôn Thanh Tân, thôn Đồng Xuân và thôn Quảng Hợp, đặc biệt là tưới tiêu cho khoảng 45 ha đất lúa và các diện tích cây trồng khác cho thôn Đồng Xuân và thôn Quảng Hợp.

Thôn Thanh Tân về địa hình không có núi đá mà chỉ có đồi đất độ cao từ 150 trở xuống thích hợp cho trồng rừng và trông cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây nông nghiệp như sắn, mía…..

Trước năm 1977 khu vực này là rừng tự nhiên có nhiều gỗ quý như lim lát, dổi vàng tâm và nhiều loại gỗ khác, động vật như nai, lợn rừng, gà rừng nhưng do nhân dân khai hoang đất rừng ngày càng thu hẹp do chuyển đổi mục đích sang trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê và nạn săn bắn nhiều nên các loài động vật đến nay rất hiếm chỉ còn lại ít gà rừng mà thôi.

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng Súng

Thổ

Khu vực nhiều cây hoa súng

Nay đã trồng lúa và các cây hoa màu khác

2

Ao lẻ

Kinh

Trước đây có 1 chiếc ao đơn độc giữa rừng nên gọi là ao lẻ

Nhân dân canh tác trồng lúa và cấc cây trồng khác

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử

          Thôn Thanh Tân được thành lập trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc thôn đã đóng góp sức người, sức của trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ở biên giới tây nam cụ thể có 1 thương binh đó là thương binh : Đinh Văn Long bị thương ở biên giới tây nam hiện nay đang được hưởng chính sách của nhà nước.

Về xây dựng nông thôn mới nhân dân trong thôn đã hưởng ứng chủ trương của nhà nước là toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới cụ thể : đã đóng góp về ngày công và tiền bạc để xây dựng nông thôn mới cụ thể đã bê tông hóa tuyến đường 15A cũ dài 900m và bê tông hóa các tuyến đường từ đường Hồ Chí Minh đi đập Hón Man dài 500m, tuyến đường nội thôn từ đường Hồ Chí Minh đi Ao lẻ dài 1,7km

 VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

3.                 Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn là nông nghiệp

2. Cây trồng chủ đạo là cây cao su.

3. Vật nuôi chủ yếu là trăn nuôi lợn, gà trâu bò.

4. Nông sản chủ yếu là mủ cao su.

5. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 6.8%

     X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

9.                 Văn hóa ẩm thực

9.1.         Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

    Món ăn của người kinh cũng như mọi miền đất nước các món ăn trong bữa phụ thuộc vào kinh tế của các hộ dân nhưng các món ăn truyền thông cũng chỉ có cá, thịt, rau

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong dịp lễ tết của người kinh cũng có cá nướng dò chả bánh chưng, bánh dày.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Chỉ uống nước chè khô hoặc chè tươi theo sở thích của từng gia đình không có đồ uống riêng.

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

Thôn chủ yếu là người dân tộc kinh nên việc ăn mặc hoàn toàn  giống với  với người kinh ở các vùng miền trong cả nước

       3. Ngôi nhà truyền thống

          Do phong tục tập quán của người kinh ở miền xuôi định cư lên do vậy ngôi nhà trước đây làm bằng cột gỗ chôn , vách thưng lợp tranh, nay kinh tế phát triển nhân dân đã làm nhà xây lợp ngói, có một số gia đình ở nhà kê gỗ. về phong tục trước khi dựng nhà chủ nhà làm lễ cúng động thổ báo cáo với thần linh là xin đất để dựng nhà.

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời :

          Khi gia đình có người sinh đẻ phải kiêng thời gian ở cử đối với con trai kiêng cử là 7 ngày còn sinh con gái kiêng cử là 9 ngày, ngoài cử, gia đình tổ chức liên hoan nhằm báo cáo với dân làng nhà mình có thành viên mới.

          Về phong tục liên quan đến hôn nhân : Khi hai bên con cái yêu nhau về báo cáo lại cho gia đình biết, bên họ trai chủ động đến gia đình họ gái làm lễ dạm ngõ sau đó lễ ăn hỏi và xin cưới. Tổ chức cưới được tổ chức long trọng tại nhà trai.

          Khi một gia đình nào đó có người qua đời nhân dân trong thôn đến thăm hỏi ân cần phúng viếng và giúp đỡ gia đình tang gia với cử chỉ cao đẹp đó là nghĩa tử là nghĩa tận.

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          - Phong tục chu kỳ thời tiết một năm có 4 cái tết đó là tết nguyên đán vào mồng một tháng giêng âm lịch, thời gian ăn tết có thể kéo dài tới hết tháng giêng.

          - Tết Thanh Minh vào dịp tháng 3 âm lịch các gia đình thường tổ chức đi tảo mộ cho người quá cố.

          - Tết Đoan ngọ : Thường tổ chức vào tháng 5 âm lịch lúc bây giờ thu hoạch vụ chiêm đã xong.

          - Rằm tháng 7: Theo phong tục của người kinh rằm tháng 7 là ngày xóa tôi vong nhân có nghĩa là ở âm phủ diêm vương ân xá xóa tội cho những người chết nên mọi gia đình tổ chức cúng bái mong cho vong hồn của những người quá cố được xóa tội và siêu thoát về thế giới khác. 

5. Các danh hiệu của thôn:

Thôn Thanh Tân đã là thôn văn hóa từ năm 2015 và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

 

9. THÔN QUẢNG HỢP

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn: Thôn Quảng Hợp nằm ở phía Nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã 0,5 km về phía Đông Nam.

2. Địa giới

- Phía Đông giáp: Khu Hón Man thôn Thanh Tân.

- Phía Tây giáp: thôn Thanh Xuân.

- Phía Nam giáp: rừng Bù Mùn.

- Phía Bắc giáp: thôn Đồng Xuân.

          II. Tên gọi qua các thời kỳ:

Năm 1963 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhân dân hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương đi xây dựng vùng kinh tế mới lên lập nghiệp tại xã Hóa Quỳ và đặt tên là Hợp tác xã Quảng Giao và hợp tác xã Hoằng Hợp, gọi chung là hợp tác xã Hoằng Hợp.

- Năm 1973 HTX Hoằng Hợp sát nhập với HTX Luống Đồng gọi là HTX Hoằng Đồng.

- Đến năm 1982 gọi là HTX Quảng Hợp.

-  Tên gọi hiện nay: Thôn Quảng Hợp.

III. Lịch sử hình thành:

Vào những năm 1960 lúc đó còn rừng núi, chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân đã khai hoang vỡ đất, từ dốc ghồ ghề thành ruộng cấy, để lấy lương thực sinh sống, thành lập nên HTX Hoằng Hợp.

Cơ bản về địa dư là không thay đổi, từ khí có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua nhân dân ở đông hơn hai bên đường để buôn bán, làm ăn, phát triển các tiểu thương buôn bán.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: 89 hộ, 478 nhân khẩu.

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 04 người (Chiếm 0.8%)

+ Dân tộc Mường: 06 người (Chiếm 0.9%)

+ Dân tộc Thổ: 20 người (Chiếm 5.3%)

+ Dân tộc Kinh: 448 người (Chiếm 93 %)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu: Tiếng kinh.

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư của thôn cơ bản của thôn là dân định cư từ Quảng Xương, Hoằng Hóa lên từ 20 hộ nay đã trên 100 hộ.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: Chỉ có từ 01 đến 02 hộ mới chuyển đến mấy năm gần đây.

3. Dân cư của thôn phát triển đông nhất từ năm 1996 đến nay đã là 89 hộ, 478 nhân khẩu, lí do con cái trưởng thành, xây dựng gia đình dẫn đến tách hộ, lập hộ mới.

VI. Đặc điêm tự nhiên:

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

 a. Có hai con suối chảy vòng quanh địa bàn thôn là:

+ Khe cầu Sắt chảy từ phía Đông về cầu Sắt và ra sông Chàng, chảy từ phía đông về thuộc phía Tây Nam của thôn, trước kia phục vụ sinh hoạt cho nhân dân gần khe, nay nguồn nước bị nhiễm bẩn, nên không sử dụng. 

+ Khe đập Đồng Ớt chảy từ phía Bắc về song Quyền rồi chảy ra sông Chàng, chủ yếu nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong thôn.

2. Thôn Quảng Hợp về địa hình không có núi đá mà chỉ có đồi núi thấp cao từ 15o trở xuống thích hợp cho trồng rừng và cây công nghiệp như cao su, cà phê, cây sắn, mía và các cây lương thực ngắn ngày như ngô, lạc, khoai lang…

3. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Quảng Xương cao

Tiếng kinh

Do nhân dân Quảng Xương khai phá

Gieo cấy bình thường

2

Quảng Xương sâu

Tiếng kinh

Do nhân dân Quảng Xương khai phá

Gieo cấy bình thường

 

VII. Những nét nổi trội về lịch sử :

Thôn Quảng Hợp được thành lập do nhân dân hai huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương di cư trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhân dân trong thôn đã đóng góp sức người, sức của trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, cụ thể có các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh như:

Về xây dựng nông thô mới: tháng 12/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận thôn Quảng Hợp là  một trong ba thôn về đích nông thôn mới của xã Hóa Quỳ, cán bộ và nhân dân trong thôn đã chung tây xây dựng nông thôn mới với các thành tích nổi bật như: Xây dựng mới 01 nhà văn hóa thôn, bê tông hóa   km đường nội thôn, lien thoonn, chỉnh trang nhà cửa, tường rào, xây mới   hố rác,   ngõ bê tông…….

                   VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.     Ngành nghề chủ yếu của dân cư trong thôn là nông nghiệp.

2. Những năm gần đây kinh tế - xã hội phát triển, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc thôn, phát triển các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ dọc tuyến đường mòn, các nghề dịch vụ như phục vụ ăn uống, tạp hóa… phát trine mạnh.

3. Cây trồng chủ đạo: Cây lúa, cao su.

4. Vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn, gà.

5. Nông sản chủ yếu: Lúa gạo.

6. Đặc sản tiêu biểu:

7. Các trang trại, gia trại lớn: 03 trang trại nuôi gà.

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) : 5.6%.

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: Không.

          X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

10.            Văn hóa ẩm thực

10.1.    Văn hóa ăn

          1.1.1. Món ăn hàng ngày

Món ăn của người kinh thôn Quảng Hợp cũng như của người kinh trên mọi miền đất nước, bữa ăn hàng ngày phụ thuộc vào kinh tế hộ, chủ yếu từ cá, thịt, rau…

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

Món ăn trong các dịp lễ tết là: cá nướng, thịt lợn, giò, chả, bánh chưng, bánh giày.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

Chỉ uống nước chè khô hoặc chè xanh theo sở thích từng hộ gia đình, không có đồ uống riêng.

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

Thôn Quảng Hợp chủ yếu là người dân tộc kinh nên việc ăn mặc hoàn toàn giống với người kinh ở các vùng khác trong cả nước.

       3. Ngôi nhà truyền thống

Thôn chủ yếu là người kinh định cư ở miền xuôi lên nên việc làm nhà ở cũng ảnh hưởng một phần từ phong tục người dân tộc như trước đây nhà làm bằng cột gỗ chon, vách thưng, lợp tranh. Hiện nay kinh tế gia đình phát triển, nhân dân đã xây nhà, lợp ngòi, một số hộ vẫn để nhà kê gỗ nhưng cách tân theo kiểu hiện đại.

          Trước khi đào móng làm nhà nhân dân thường có lễ cúng thổ địa, động thổ để xin đất làm nhà.

          4. Phong tục tập quán:

          4.1. Phong tục vòng đời

- Khi gia đình có người sinh đẻ: Phải ở cữ, kiêng cử là 7 ngày đối với con trai và 9 ngày đối với con gái. Ra ngoài cữ gia đình tổ chức đầy tháng, đầy năm…

- Về phong tục liên quan đến hôn nhân: Khi hai bên con cái yêu nhau về báo cáo với gia đình hai bên, họ trai sẽ đến dạm ngõ nhà gái, ăn hỏi và xin cưới. Việc tổ chức đám cưới mời bà con hàng xóm, bạn bè thân thiết đến chung vui và chúc phúc cho đôi bạn trẻ.

- Về phong tục ma chay: khi gia đình có người thân qua đời, nhân dân trong thôn đến hỏi thăm, phúng viếng và giúp đỡ gia đình tang chủ cho đến khi chon cất xong xuôi.

          4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết:

 a) Phong tục Tết Nguyên đán: vào mùng 1 tháng 1 âm lịch, việc ăn tết này có thể kéo dài đến hết tháng giêng.

b) Phong tục Tết Thanh Minh 3/3: các gia đình thường đi tảo mộ cho người quá cố.

c) Tết Đoan Ngọ: vào ngày 05/5, lúc này thu hoạch vụ chiêm đã xong, nhân dân thường mua hoa quả để giết sâu bọ.

d) Rằm tháng bảy: Theo phong tục của người kinh, rằm tháng bảy là ngày xá tội vong nhân, các gia đình tổ chức cúng bái mong cho vong hồn của người thân đã mất được siêu thoát và về thế giới khác tốt đẹp hơn.

           5. Lễ hội của thôn/làng

Hàng năm ngày 18//11 tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân, đây là ngày để nhân dân tham gia các hoạt động văn nghệ - TDTT, kỷ niệm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, gắn chặt thêm tình đoàn kết của nhân dân trong thôn.

9. Các danh hiệu của thôn/làng:

Năm 2003 đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh, cuối năm 2016  được công nhân là thôn về đích nông thôn mới.

 

10. THÔN THANH XUÂN

I. Vị trí địa giới:

- Phía Đông giáp Thôn Thanh Lương

- Phía Tây giáp Rừng Bù Mùn

- Phía Nam giáp Thôn Luống Đồng

- Phía Bắc giáp Thôn Quảng Hợp

II. Tên gọi qua các thời kỳ

1. Tên Nôm trước đây: Năm 1977  xã Hoàng Thanh có định cư lên và lấy tên làng Là Thanh Xuân (tên chính là Thanh được tách từ Hoàng Thanh, tên phụ là Xuân có nghĩa là mới)

III. Lịch sử hình thành

IV. Dân số và thành phần dân tộc

+ Dân tộc Kinh:  341người (Chiếm 100%)

+ Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn/làng chủ yếu là tiếng phổ thông

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn/làng/khu phố: số người 341 dân tộc kinh là chủ yếu

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó:

4. Dân cư của thôn/làng/khu phố phát triển đông nhất vào thời điểm nào vào năm 1977 thuộc các dân tộc Kinh  là chủ yếu.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn/làng;

    a) Tên sông, tên suối; Suối cầu sắt

    b) Nguồn gốc của sông, suối; độ dài chảy qua thôn:  2km

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn/làng

3 . Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng nợi

 kinh

 

Đang gieo trồng sản xuất

2

Vực ách

kinh

Cánh đồng gần một vực chứa nước sâu

Do thời tiết khô hạn nay không còn  gieo cấy, sản xuất nữa

3

Đồng chân

Kinh

Oử dưới chân của 3 quả đồi cao

Đang gieo trồng sản xuất

4

Hón Man

Kinh

Lấy tên từ tên của Đập nước gần đấy

Đang gieo trồng sản xuất

                   VII. Những nét nổi trội về lịch sử

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn/làng  là làm nông nghiệp, một số hộ làm gạch.

2. Tiềm năng phát triển  nông nghiệp,  dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ lẻ.

2. Cây trồng chủ đạo  là cây lúa, cao su, keo, mía, sắn

3. Vật nuôi chủ yếu là Trâu, bò, lợn, gà

4. Nông sản chủ yếu ?

5. Đặc sản tiêu biểu ?

6. Các trang trại, gia trại lớn  có 01 gia trại nuôi lợn quy mô trên 2000 con

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 30%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: Không

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

11.            Văn hóa ẩm thực

11.1.    Văn hóa ăn

     1.1.1. Món ăn hàng ngày

                   a) Món ăn hàng ngày của người Thái : Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn?  (Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối?) 

          b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn?

c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn ?    

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh:  Mô tả các món ăn thường có trong bữa ăn ? 

      1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

        Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: Tên các món ăn ? Cách nấu, chế biến ?Thường dùng vào dịp lễ tiết nào hoặc lễ hội nào ?  Ngoài ra còn có thêm món bánh gì không : Bánh chưng, bánh gai, bánh rằng bừa, bánh rán,…..

  1.1.3. Những món ăn đặc sản

         d) Những món ăn đặc sản của người Kinh:  Tên các món ăn đặc sản ? Ăn vào lúc nào? Ai là người hay ăn? Ngày nay còn ăn thường xuyên nữa không ? Cách nấu, chế biến ? Tác dụng món ăn ? Có kiêng kỵ gì không: Gà đồi, cá ao.

          1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

 a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: 

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Rượu, bia.

1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

       3. Ngôi nhà truyền thống

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

      4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: tổ chức hái hoa dân chủ, hái lộc đầu năm

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng

    4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

          a) Làm vía:

b) Mo người quá cố

          c) Thờ cúng Tổ tiên

          d) Phong tục giúp nhau 

 

11. THÔN LUỐNG ĐỒNG

I. Vị trí địa giới:

1. Vị trí  thôn Luống Đồng năm ở phía Đông, Nam của xã cánh trung tâm xã khoản2 km    

2. Địa giới

- Phía Đông giáp Thanh Lương xã Hóa Quỳ

- Phía Tây giáp: Thanh Xuân Xã Hóa Quỳ

- Phía Nam giáp: Thôn Thanh Hương xã Xuân Quỳ

- Phía Bắc giáp: thôn Thanh Xuân

II. Tên gọi qua các thời kỳ 

1. Tên Nôm trước đây; Tên gọi theo tiếng dân tộc thổ là thôn Lúng Tồng vì nơi có nhiều cánh đồng.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ và hình thành cụm dân cư và thống nhất gọi theo tiến dân tộc kinh thì gọi là thôn Luống Đồng vì nơi đây chủ yếu là làm ruộng.

3.  Tên gọi hiện nay: theo tiến dân tộc kinh vì sau khi hình thành cụm dân cư thì ngươi kinh lên định cư sinh sống thì gọi theo dân tộc kinh.

    4. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện,.. có liên quan đến tên gọi thôn/làng .

III. Lịch sử hình thành

1. Vùng đất của thôn  hiện nay là vùng đất cổ thuộc dân tộc thổ được tổ tiên lập tự? Thời điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm... thành lập /  theo Quyết định  số ...ngày.. tháng... năm....

2.  Địa dư của thôn được sát nhập định canh định cư từ năm 1963 đến năm 1969

3. Ghi chép các truyện thuyết Qua nhiều thế kỷ di dân di cư từ các huyện Triệu Sơn, Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa lên.

IV. Dân số và thành phần dân tộc ( Số liệu theo mốc ngày 31/12/2016)

1. Số dân: số hộ 184 hộ, số khẩu. 768 người

2. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 81người (Chiếm 10,5%)

+ Dân tộc Mường: 03 người (Chiếm 0,39%)

+ Dân tộc Thổ: 194 người (Chiếm 25,2%)

+ Dân tộc Kinh: 405 người (Chiếm 52,7%)

+ Các dân tộc  khác 85 người (Chiếm 11,0%)

3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Kinh

V. Đặc điểm dân cư

1. Dân cư tại chỗ của thôn: số người 768 người,  dân tộc Kinh nào là chủ yếu.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ 35 số khẩu 154 thuộc các dân tộc kinh và dân tộc thái là chủ yếu ); thời điểm chuyển đến khoảng năm 1963 -1964; Lý do chuyển đến đi khai hoang phát triển vùng kinh tế mới.

3. Dân cư của thôn/làng/khu phố di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ 10 số khẩu 50 thuộc dân tộc Thổ và dân tộc Kinh là chủ yếu); thời điểm chuyển đi tư 1980- 1985 Lý do chuyển đi chuyển về quê sinh sống với anh em, dòng họ

4. Dân cư của thôn  phát triển đông nhất vào thời điểm 1985 đến 1990, thuộc các dân tộc Kinh và dân tộc Thổ là chủ yếu . Các Lý do phát triển thêm lập gia đình sinh con có ý đình định cư lâu dai tại địa phương.

VI. Đặc điêm tự nhiên

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn  của thôn;

 a) Tên sông, tên suối; thôn Luống Đồng có sông Rào Chùa, vì nơi đây có ngộ chùa cổ từ lâu đời. 

 b) Nguồn gốc của sông, Rào chùa dài khoảng 2km chảy qua thôn

 c) Vai trò của sông Rào chùa đã cung cấp nước sinh hoạt cho thôn Luống Đồng và phục vụ tưới tiêu cho các cánh đòng của thôn.  

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Luống Đồng có núi Đông Tầm với độp cao khoảng 700m so với mặt nước biển

 3. Sự tích và ý nghĩa của núi Đông Tầm theo tiếng gọi của người dân tộc Thổ là Rú Tầm , dươi   chân núi có thác Đá Bò

 4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn Luống Đồng

 a) Tên thung lũng Ngọc Re Tên gọi theo tiếng dân tộc Thồ 

 b) Sự tích và ý nghĩa của Ngọc re do núi Đông Tầm chảy xuống và hình thành các khe nhỏ để người dân làm ruộng

 5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn Luống Đồng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu (Lợn rừng, Hoãng, Gà rừng, Vượn, Ong rừng)

 6. Thống kê các loài thực vật trước đây và hiện nay: một số loài chủ yếu như Nhân trần, Cam Thảo, Hà Thu Ô…..

 7. Thống kê tên gọi các xứ đồng ;

STT

Tên xứ đồng/

cánh đồng

  Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng

hiện nay của xứ đồng/cánh đồng

1

Đồng nhà

Thổ

Cánh đồng sát các nhà dân

Còn nguyên

2

Đồng Mường

Thổ

Cánh đồng cao hơn các cánh đồng khác 

Còn nguyên

3

Đông rộc

Thổ

Có nhiều sình lầy, có nhiều nguồn nước đổ xuồng

Còn nguyên

4

Đồng giếng

Thổ

Có nguồn nước sạch lâu đời được gọi là giếng làng

Còn nguyên

VII. Những nét nổi trội về lịch

3. Những đóng góp sức người, sức của của thônLuống Đồng trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội   ; Số lượng  thanh niên xung phong  ; Biên phòng  Số lượng liệt sĩ 2, Bà mẹ Việt Nam anh hùng 1, 2. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn Làm ruộng

Nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây: đan lát  Hiện nay nghề  đan lát vẫn còn duy trì. Tiềm năng phát triển tốt

2. Cây trồng chủ đạo cây cao su, keo, lúa nước, cây sắn

3. Vật nuôi chủ yếu Trâu, bò, lợn, dê, gai cầm

4. Nông sản chủ yếu Ngô , sắn, khoai lang

5. Đặc sản tiêu biểu: Thịt gà nấu măng chua, thịt ga nấu Lóng

6. Các trang trại, gia trại lớn: Không

7. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) 3,68%

IX. Dấu tích văn hóa vật chất

           1. Đền

            - Tên gọi; có từ thời kỳ nào  tư thập niên 60;           

           -  Cấp xếp hạng, năm xếp hạng di tích; chưa 

           - Thờ ai; Sự tích của đình;  thờ 2 cô gái thanh niên xung phong

           -  Hiện trạng hiện nay vẫn còn nguyên

           - Đã được trung tu xây dựng lại năm 1997

          -  Đặc điểm kiến trúc của đình trước đây có một đền nhỏ năm bên bở suối thuộc khu vực cầu sắt Luống Đồng , đến năm 1997 đã xây dựng thành một ngôi chùa nhỏ, lý do xây dựng để  nhân dân quanh vùng đến thắp hương

        - Những phong tục đến thắp hương vào ngày lễ tết

X.  Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn/làng/khu phố

          1. Văn hóa ẩm thực

2. Văn hóa ăn

          1.1.1. Món ăn hàng ngày

           a) Món ăn hàng ngày của người Thái :  Cơm và thức ăn thông thường    

                   b) Món ăn hàng ngày của người Mường: Cơm và thức ăn thông thường     

c) Món ăn hàng ngày của người Thổ:  Cơm và thức ăn thông thường     

d) Món ăn hàng ngày của người Kinh:   Cơm và thức ăn thông thường    

          1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

          a) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

          b) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

                   c) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ;Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chề lam, cơm lam

                   d) Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh:  Bánh chưng, bánh ít, bánh giầy, chè lam, cơm lam, bánh răng bừa, bánh rán

1.1.3. Những món ăn đặc sản

         a) Những món ăn đặc sản của người Thái: món Cá Móc thi thoảng ăn, ăn món cá mộc nay có tác dung khỏe người, tất cả ai cung có thể ăn được. Ngày nay món này vẫn được người thái di truyền để ăn vào những dịp tết .   

         b) Những món ăn đặc sắc của người Mường:     

         c) Những món ăn đặc sản của người Thổ:  món Thịt chua (hay còn gọi là thịt chụ) món nay người Thổ thường rất hay làm, tất cả ai cũng có thể ăn được. Ngày nay món này vẫn được người Thổ di truyền để ăn.

         d) Những món ăn đặc sản của người Kinh có món cà muối

         1. 2. Văn hóa uống

1.2.1 Đồ uống hàng ngày

           a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: Riệu, chè xanh, nước lá cây rùng

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường Riệu, chè xanh , nước lá cây rừng  

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ Riệu, chè xanh , chè khô, nước lá cây rừng

d) Mo tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: chè xanh, chè khô

          1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

           a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái:  Rượu ,bia   

           b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Rượu ,bia   

           c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ:  Rượu,bia      

           d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh:  Rượu,bia      

         1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

           Không

       2. Văn hóa mặc

       2.1. Trang phục truyền thống

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái : phụ nữ Thái:  Váy, áo khóm, khăn đầu,

          b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường: Váy, áo khóm, khăn đầu,

          c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ: Nữ mặc Váy, áo yếm, áo dài tứ thân mặc ngoài khăn đầu, nam mặc quần áo gụ nông dân

3. Ngôi nhà truyền thống (chưa có)

      4. Phong tục tập quán

      4.1. Phong tục vòng đời

a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: kiêng cữ, uống thuốc lá nam.

b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: mừng tuổi

          c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: Sống mẫu mực

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn:Trống, kèn, chiêng

       4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

          a) Phong tục Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: đi chúc mừng năm mới đến từng các gia đình

          b) Phong tục Tết cơm mới: 10/10 âm lịch các dân tộc trong thôn ăn cơm mới

         4.3. Một số tập tục, lễ tục khác            

           a) Làm vía: Chủ yếu của người Thái

           b) Mo người quá cố, có nhưng không đại trà

 c) Thờ cúng Tổ tiên: Lập bàn thờ để  thờ cũng tổ tiên

 d) Thờ Thần chủ làng, Thành hoàng làng không có

 đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng,  cúng thổ công, long thần

 f)  Làm Chá, Chiêng, ...

 e) Phong tục giúp nhau Hùn vốn giúp nhau làm ăn xây dưng cuộc sống

  Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh ); Mục đích ý nghĩa, hình thức tổ chức như thế nào? hiện nay còn duy trì ở dân tộc nào ( Thái, Thổ, Mường, Kinh )tất cả các dân tộc duy trì mang tính tâm linh

          5. Lễ hội của thôn/làng

Có phần giảm sút về văn hóa truyền thống

          6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống: không còn phát huy.

12. THÔN THANH LƯƠNG

I. VỊ TRÍ ĐỊA GIỚI:

 1.Vị trí:

Thôn Thanh Lương nằm ở phía Đông Nam xã Hóa Quỳ, thuộc vùng đệm của Vường Quốc gia Bên En. Cách trung tâm xã 4km. Nét cảnh quan sinh thái nổi bật của thôn là đồi núi và rừng bao quanh thôn.

 2. Địa giới:

 - Phía Đông giáp  xã Bình Lương.

 - Phía Tây giáp thôn Luống Đồng xã Hóa Quỳ.

 - Phía Nam giáp thôn Xuân Đàm xã Hóa Quỳ.

 - Phía Bắc giáp thôn Luống Đồng xã Hóa Qùy và xã Bình Lương- Như Xuân.

          II. TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ.

1. Tên Nôm trước đây: Thôn Thanh Xuân (gọi theo tiến Dân tộc Kinh). Năm 1977, theo chủ trương của Đảng đưa dân đi định cư, xã Hoằng Thanh của huyện Hoằng Hóa đã lên xã Hóa Qùy để định cư, lúc nay thôn Thanh Lương chưa hình thành mà theo cách gọi của đồng bào gốc ở đây thì có tên là Đội mới vì trước đó khu vực này có đội Công nhân làm đường đóng quân. Sau này khi có các hộ dân một phần của xã Hoằng Thanh lên định cư và một số hộ dân ở các nơi khác chuyển đến sinh sống, nhân dân thường gọi là Đồi voi, là một phần của thôn Thanh Xuân từ 1977 đến 2004.

2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ: Năm 2004 do đia bàn rộng, cách quãng bởi thôn Luống Đồng, chủ trương tách thôn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, thôn Thanh Xuân được tách thành 2 thôn: Thôn Thanh Xuân và Thôn Thanh Lương (theo tiến gọi của người kinh).

3. Tên gọi hiện nay: Là Thôn Thanh Lương. Tên gọi theo tiếng dân tộc Kinh.

4. Ghi chép các truyền thuyết:  Thôn không có truyền thuyết.

 III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

          1.Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất mới thành lập, do chia tách từ thôn Thanh Xuân.

          2.Thời điểm thành lập ? Ngày...tháng... năm 2004, thành lập theo Quyết định số ...ngày.. tháng... năm....

3. Địa dư của thôn qua các thời kỳ cho đến nay vẫn không thay đổi.

4. Ghi chép các truyện thuyết/ truyện kể dân gian thôn không có truyện thuyết cũng như truyện kể dân gian.

IV. DÂN SỐ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC. 1. Số dân: số hộ 55, số khẩu 241.

2. Thành phần dân tộc:

                   + Dân tộc Thái: 23 người (Chiếm 9,5 %)

                   + Dân tộc Mường: 07 người (Chiếm 2,9%)

                   + Dân tộc Thổ: 09 người (Chiếm 3,7%)

                   + Dân tộc Kinh: 199 người (Chiếm 82,6.%)

                   + Các dân tộc khác 03 người (Chiếm 1,3 %)

 3. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn là tiếng Kinh.

V. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ.

1. Dân cư tại chỗ của thôn Thanh Lương: (241 người trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu ?);

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau đó: (số hộ 55; số khẩu: 241, thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Thổ, Mường và dân tộc Kinh là chủ yếu); Thời điểm chuyển đến từ 1977 đến 2004. Lý do chuyển đến: Xây dựng kinh tế.

3.Dân cư của thôn di cư, chuyển đi nơi khác: (số hộ 0; số khẩu 0).

4. Dân cư của thôn phát triển đông nhất vào thời điểm từ 2004 đến nay và dân tộc Kinh là chủ yếu.

VI. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.

1. Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn của thôn Thanh Lương không có mà chỉ có các khe suối nhỏ.

          a) Tên sông, tên suối; Tên gọi sông, suối theo tiếng dân tộc nào ?.Sự tích và ý nghĩa của tên sông, suối: Không có.

          b) Nguồn gốc của khe, suối; độ dài chảy qua thôn khoảng 1 km

c) Vai trò của khe, suối và mạng lưới thủy văn đối với sinh hoạt đời sống và sản xuất của dân cư thôn Thanh Lương nó có ý nghĩa rất lớn khi nó là nguồn nước tưới tiêu cho các cánh đồng của thôn.

2. Các đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của thôn Thanh Lương.

a) Tên đồi, tên núi ( độ cao của núi); Tên gọi đồi, núi theo tiếng dân tộc nào thôn Thanh Lương cơ bản không có núi đồi cao.

          b) Sự tích và ý nghĩa của tên đồi, núi: Không

3. Các hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn Thanh Lương không có hang.

a) Tên hang, tên động;...Tên gọi hang, động theo tiếng dân tộc nào .? Sự tích và ý nghĩa của tên gọi hang, động: Không.

          b) Sự tích của hang, động: Không.

4. Các thung lũng nằm trong phạm vi địa bàn của thôn, thôn không có thung lũng.

a)Tên thung lũng; Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc nào: Không.

b) Sự tích và ý nghĩa của tên thung lũng: Không.

5. Thống kê các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của thôn/làng; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu

6. Thống kế các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc...).trước đây và hiện nay ; Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu. Chủ yếu là cây Cao su, cây Keo.

7. Thống kê tên gọi các xứ đồng/cánh đồng của thôn/làng theo mẫu sau;

         7.1. Bãi Đội mới: Trồng lúa

VII. NHỮNG NÉT NỔI TRỘI VỀ LỊCH SỬ.

1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng trên địa bản thôn Cấp công nhận, năm công nhận, thôn không có danh thắng: Không có.

2. Những nhân vật, sự kiện lịch sử nổi bật liên quan đến thôn:  Không có.

3. Những đóng góp sức người, sức của của thôn trong các cuộc kháng chiến: Số lượng bộ đội: 09;  Số lượng thanh niên xung phong: 02;  Biên phòng: 0; Thôn không có liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 0;  Anh hùng lực lượng vũ trang (nếu có): Không có; Những đóng góp về của cải vật chất:  Không có.

4. Những kết quả quan trọng trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

 VIII. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

1. Ngành nghề sản xuất chủ yếu của cư dân trong thôn: Trồng trọt.

2. Các nghề thủ công truyền thống của thôn/làng trước đây ? Hiện nay nghề nào còn duy trì ? Nghề nào mới phát triển thêm ? Tiềm năng phát triển ? Không có.

3. Cây trồng chủ đạo: Cây cao su, cây sắn và cây lúa

4. Vật nuôi chủ yếu:  Lợn, gà ..vv

5. Nông sản chủ yếu: Săn, mía…

6. Đặc sản tiêu biểu không có: Không.

7. Các trang trại, gia trại lớn: Không có.

8. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 5/55 hộ.

IX. DẤU TÍCH VĂN HÓA VẬT CHẤT.

1. Đình ở thôn Thanh Lương không có đình.

2. Đền ở thôn Thanh Lương không có đền.

          3. Chùa ở thôn Thanh Lương không có chùa.

4. Có những văn bia nào trên địa bàn thôn, thôn không có văn bia.

5. Có những sắc phong nào còn lưu giữ ? Nơi lưu giữ: gia định hoặc dòng họ nào lưu giữ:  Không có.

X. SINH HOẠT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG.

 1. Văn hóa ẩm thực

          1.1. Văn hóa ăn

1.1.1. Món ăn hàng ngày, hiện nay về cơ bản các món ăn đều giống nhau.

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tiết – hội hè

1.1.3. Những món ăn đặc sản

 Những món ăn đặc sản của người Thái: canh măng chua nấu thịt lợn 3 chỉ.Ăn vào buổi trưa và buổi chiều.Ngày nay vẫn còn ăn thường xuyên, Cách nấu bỏ thịt với măng cùng một lúc sau đó bỏ nhiều nước nấu khi nào nhừ thịt là được trước khi bắc xuống bỏ thêm vài củ kiệu cho nó thơm, không kiêng kỵ

1. 2. Văn hóa uống.

1.2.1 Đồ uống hàng ngày .

a) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thái: Nước chè, nước lọc.

b) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Mường: Nước chè, nước lọc.

c) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Thổ: Nước chè, nước lọc.

d) Mô tả đồ uống hàng ngày của người Kinh: Nước chè, nước lọc.

1. 2.2.. Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè

a) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thái: rượu cần , rượu biaThường dùng vào dịp lễ tiết.

b) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Mường: Chá nâu, pha chế

c) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Thổ: rượu bia.

d) Đồ uống trong các dịp lễ tiết – hội hè của người Kinh: rượu bia.

          1. 2.3. Những đồ uống đặc sắc

          2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống.

a) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thái (chủ yếu là trang phục phụ nữ Thái: Váy, áo, khăn về cơ bản hiện nay không giữ được nữa.

 b) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Mường (chủ yếu là trang phục phụ nữ Mường: Váy, áo, khăn, .)

c) Mô tả đặc điểm trang phục truyền thống người Thổ ( cả nam và nữ ) đối với nữ váy đỏng, áo ở trong vấy thắt dây ở phí dưới rốn đầu thắt khăn. Đối với nam mạc quần gụ áo tứ thân .

3. Ngôi nhà truyền thống: Không

4. Phong tục tập quán

          4.1. Phong tục vòng đời

a) Những phong tục liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ của các dân tộc trong thôn: không có.

b) Phong tục liên quan đến hôn nhân/ cưới xin của các dân tộc trong thôn: Không có.

c) Phong tục liên quan đến tuổi già của các dân tộc trong thôn: Không có

d) Phong tục tang ma của các dân tộc trong thôn/ làng ?

 4.2. Phong tục theo chu kỳ thời tiết

a) Phong tục Tết Nguyên đán ( mùng 1 tháng 1 âm lịch) của các dân tộc trong thôn/làng: Có.

b) Phong tục Tết cơm mới (10/10 âm lịch) của các dân tộc trong thôn: Không có.

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác

a) Làm vía: Không.

 b) Mo người quá cố: Không.

c) Thờ cúng Tổ tiên: Có

d) Thờ Thần chủ làng? Thành hoàng làng: Không.

đ) Thờ cúng Thần đất, nương rãy, ruộng: Không.

đ) Làm Chá, Chiêng, ... Không.

e) Phong tục giúp nhau Các tập tục. lễ tục này trước đây thường có ở dân tộc nào: (làm vía người Thái, thờ cúng tổ tiên người Thổ, Mường, Kinh

5. Lễ hội của thôn, trong thôn: Không có lễ hội.

6. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc (như khặp, khua lóng, kin chiêng, vv....): Không có

7. Các đồ gia dụng đan lát, thêu dệt truyền thống của các dân tộc: gồm những loại như đan thúng, mủng, rổ, sàng.

8.Văn học dân gian: Không

9. Các danh hiệu của thôn: Chưa có.

 

13. THÔN XUÂN ĐÀM

I.Vị trí địa lý:

1. Vị trí thôn

Thôn Xuân Đàm nằm trong vùng lỏi của rừng cấm quốc gia bên en, nằm ở phía nam của xã Hóa Quỳ, cách trung tâm xã 7 km.

2. Địa giới

              - Phía Đông giáp Rừng QGBE

              - Phía Tây giáp thôn Thanh Lương

              - Phía Nam giáp Rừng QGBE

              - Phía Bắc giáp Rừng QGBE        

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

1. Tên gọi các thời kỳ

1.1. Tên gọi trước đây: thôn Xuân Đàm

Tên gọi theo tiếng dân tộc  Thái?

- Xuân là Như Xuân, Đàm là Núi Đàm

1.2.Sự thay đổi tên gọi các thời kỳ.

Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái:  Xuân là Như Xuân, Đàm là Núi Đàm

III. Lịch sử hình thành: .

1.Vùng đất của thôn hiện nay là vùng đất mới thành lập do di dân từ nghệ an sang.

2.Thời điểm thành lập: Ngày 14/04/1987

IV. Dân số và thành phần dân tộc.

1.                 Số dân: số hộ: 57 hộ, số khẩu: 212 khẩu.

2.                 Thành phần dân tộc:

+  Dân tộc thái: 140 người (chiếm 66,03%).

+  Dân tộc Mường: 08 người (chiếm 0,03%).

+  Dân tộc thổ: 41 người (chiếm 19,3 %).

+  Dân tộc thái: 23 người (chiếm 10,8 %).

3.Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi thôn: tiếng thái

V. Đặc Điểm dân cư

1. Dân cư tại chổ của thôn tổng số người lat 212 người, chủ yếu là dân tộc thái.

2. Dân cư nơi khác chuyển đến ở các thời kỳ sau: (số hộ 03 hộ, số khẩu 11 khẩu, thuộc dân tộc thổ là chủ yếu, thời điểm chuyển đến từ năm 1989-1992.

VI. Đặc điểm tự nhiên

1.                 Các sông, suối lớn chảy qua địa bàn thôn:

a.                 Tên Khe: khe cọ theo tiếng dân tộc thái.

b.                 Nguồn gốc của khe: khe cây cọ chảy từ núi tầm, chiều dài chảy qua thôn 350m.

c.                  Vai trò của khe: phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho nhân dân.

2.                 Đồi núi

a.                 Tên núi: Núi Tầm nằm ở phía tây của thôn.

3.                 Các loài thực vật chủ yếu trong thôn còn khá đa dạng và phong phú như: lim xanh, vàng tâm, táu, sến......

4.                 Các xư đồng của thôn:

TT

Tên xứ đồng, cánh đồng

Tên gọi theo tiếng dân tộc nào

Ý nghĩa của tên gọi

Hiện trạng, hiện nay của xứ đồng

1

Móng đẻ

Thái

Đồng hay bị khô

Đang canh tác

2

Rộc than

Thái

Nhân thường xuyên đi đốt than qua rộc

Đang canh tác

3

Đồng giữa

Thái

Khu giữa dân cư

Đang canh tác

4

Rộc chấp

Thái

Thường xuyên được mùa hơn các rộc khác

Đang canh tác

VII. Những nết nổi trội về lịch sử

1.                 Những đóng góp sức người, sức của của thôn, làng trong các cuộc kháng chiến:

Số người đi bộ đội chống mỷ: người, bảo vệ tổ quốc: 8 người, thanh niên xung phong: 1 người.

VIII. Hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế

1.                 Ngành ngề sản xuất chủ yếu của dân cư trong thôn là trồng lúa.

2.                 Cây trồng chủ đạo ở thôn chư yếu là cây sắn, vì nằm trong vùng lỏi của vườn QGBE.

3.                 Nông sản chủ yếu là lúa, sắn.

4.                 Đặc sản tiêu biểu là Măng đắng.

5.                 Tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn): 42,11 %.

IX. Dấu tích văn hóa vật chất: không

X. Sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc trong thôn.

1. Văn hóa Ẩm thực:

1.1. Văn hóa ăn.

1.1.1.Món ăn hằng ngày:

a. Món ăn hằng ngay của người thái: Cơm, xôi, muối sã, mắc khẻn, măng rừng

1.1.2. Món ăn trong các dịp lễ tết, hội hè

- Gồm bánh ú, bánh ít, cá nướng, thịt luộc, thịt chua.

- Cách nấu: phải có củ ciệu, hạt dổi, mắc khẻn.

1.1.3. những món ăn đặc sản

- Môn khô: môn rừng đem về phới khô, giả nhỏ bỏ vào ống nứa để làm gia vị nước chấm.

1.2. Văn hóa uống

- Đồ uống hằng ngày của người thái là nước chè xanh lam ông nứa, ống trùng

2. Văn hóa mặc

2.1. Trang phục truyền thống

- là váy(xín), áo cóm, khăn dày

3. Ngôi nhà truyền thống

- Nhà sàn, nguyên liệu gồm: Tranh hèo, xăng, nứa, sàn đan bằng nứa, cột bằng gổ.

- Cách bố trí sinh hoạt ở các gian: gian giữa làm bếp, gian bên ngoài của ông, bà, khách, gian trong con cái.

- Các phong tục liên quan đến việc làm nhà: làm nhà kiêng không được làm tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Khi dựng nhà chọn ngày kim bai (là ngày tốt của người thái).

- Về nhà mới: chọn ngày Cân con (ngày ma nhà).

- kiêng kỵ trong sinh hoạt: khách mời được ngồi gian giữa, con dâu không được ngồi gian giữa và không được ăn cơm cùng mâm với bố chồng, các bác.

- trong thôn còn nhà sàn truyền thống như: nhà ông Lương Quyết Thắng

- Nhà sàn cách tân: như nhà ông Tưởng, ông Hiệp, ông Hòa.

4. Phong tục tập quán

4.1. Phong tục vòng đời:

- Sinh đẻ: khi sinh xong phải uống thuốc nam của người thái (lá cây rừng).

- Cưới xin: trai gái yêu nhau được sự nhất trí của hai bên gia đình. Sau đó tổ chức thanh niên bắt về nhà sau đó mới sang xin lễ cưới. xin theo phong tục gồm: bạc nén, trau, tiền mặt, vàng tay, xanh đồng (6 cái).

- Phong tục liên quan đến tuổi già: khi người sống được 60 tuổi, thì con cháu tổ chức làm lễ cầu may.

+Lễ cúng: gồm thịt chó, gà, lợn, cơm, xôi. Thời gian cúng 1 ngày, 1 đêm, cúng thần linh, ma nhà để cầu khấn cho sống lâu tram tuổỉ.

- Phong tục tang ma:

+Quan tài làm bằng cây gổ tròn bổ đôi

+ Mo khấn: Để trống kèn 3 ngày, 3 đêm, lễ cúng phải có thịt trâu, lợn, bò và người chết khi chon được chia của, khi chon không cts tang đễ vĩnh viển

+ Nơi chôn: không có quy hoạch nghĩa địa, mà chôn trong rừng sâu, để nguyên bản cây cối không phát dọn, càng xa khu dân cư càng tốt.

4.2.Phong tục tết.

- Tết nguyên đán: ngày mùng 1- 2 tết ăn chay, ngày mùng 3 mới ăn tết.

- Tết cơm mới ngày 10/10 âm lịch ăn cơm mới

4.3. Một số tập tục, lễ tục khác.

- Làm vía: những người ốm đau thường mời thầy mo về cúng bái.

+Lễ vật cúng gồm có xôi, gà. Nếu là nữ thì chọn ngày cầm sa mới được cúng (ngày con gái). Nếu là nam thì ngày cân com.

-Thờ cúng tổ tiên: có lập bàn thờ tổ tiên, thầy cúng phải là người già mới được thờ cúng.

- Thờ thần chủ làng: thường vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm, nhân dân trong làng đóng góp cổ vật để cúng.

- Thờ thần đất, nương nương rảy: khi đến thời điểm xuống mùa, thì cúng cho may mắn được mùa bội thu.

- Làm chá, chiêng: là các thầy mo thường hay đi cúng, đi váy thì 1-2 năm phải làm chá chiêng một lần.

- phong tục giúp nhau của người thái: trong làng có gia đình làm nhà thì người thong thôn đến làm theo và dúp vật liệu như tranh, phên, gổ....

5. Lễ hội của làng: ngày tết, ngày hội: nhảy sạp, đánh còng chiêng, hát đối nhau.

6. Các danh hiệu của thôn, làng: hiện tại thôn chưa đạt thôn văn hóa.

                                             Hóa Quỳ, ngày 10 tháng 7 năm 2017

                                          UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ HÓA QUỲ

        CHỦ TỊCH

 

 

                                                            Lê Hữu Giới

 

 

 

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289