Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Hóa Quỳ - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá

cải tạo vườn tạp nâng cao giá trị thu nhập

Đăng lúc: 14:35:11 31/05/2018 (GMT+7)
100%
Print

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ HÓA QUỲ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:      /KH - UBND

                      

                                      Hóa Quỳ, ngày  20  tháng 4  năm 2016

 

KẾ HOẠCH

Cải tạo vườn tạp gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới

Xã Hóa Quỳ, giai đoạn 2016 - 2020

 
 

 


Kinh tế vườn là loại hình kinh tế gắn chặt với các hộ gia đình, đặc biệt hộ sản xuất nông nghiệp. Từ lâu kinh tế vườn trên địa bàn xã đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của xã nhà, cải thiện môi trường môi trường sống, cải tạo diện mạo nông thôn. Tuy nhiên kinh tế vườn trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh sản có, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân,bộ mặt nông thôn chưa thực sự khởi sắc, năng suất của các loại cây trồng chưa ổn định và không cao, đầu tư của nông dân còn thấp, kỹ thuật còn hạn chế, việc lựa chọn cây trồng còn thiếu tính chiến lược, trồng quá nhiều loại cây trên một mảnh vườn nên chưa mang tính hàng hóa, hiệu quả kinh tế còn chưa cao.

Vì vậy việc xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở để tổ chức thực hiện, một trong những nội dung quan trọng về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã

 

 

I. THỰC TRẠNG VƯỜN TẠP (VƯỜN NHÀ) HIỆN NAY:

- Toàn xã hiện có trên 112 ha vườn tạp, chiếm một vị trí quan trọng, nhưng hệ vườn hiện nay (gắn liền với nhà ở của hộ gia đình), việc sử dụng đất của các hộ chưa phù hợp điều kiện hiện có, còn trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của  vùng và yêu cầu đặt ra.

 - Kết quả khảo sát đánh giá hiện tại, hệ vườn hiện nay hầu hết chưa đem lại hiệu quả kinh tế thể hiện:

+ Hệ cây trồng trong khu vườn chiếm phần lớn là các loại cây lâu năm, các hộ tự tìm kiếm các loại cây để trồng, mỗi loại một vài cây, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; cây trồng chưa được thường xuyên chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nên hiệu quả kinh tế không cao, chưa được quy hoạch nên chiếm nhiều diện tích và không gian, ảnh hưởng lớn đến việc bố trí các loại cây trồng khác; là nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh hại.

+ Khu vườn hầu hết không bằng phẳng, không tập trung, uốn lượn quanh co; lẫn tạp đá, tầng nước ngầm sâu, đất nghèo dinh dưỡng… Do đó khó khăn trong quá trình chăm sóc, bảo vệ.

+ Khu vườn chưa có thiết kế, bố trí hàng cây bảo vệ phù hợp, nên đất bị xói mòn, chai cứng, bạc màu; đất không được cải tạo, bón phân… Nên năng suất các loại cây trồng thấp.

+ Sản xuất trong khu vườn chỉ mang tính quảng canh, chưa chú trọng đầu tư chăm sóc; chủ yếu trồng các loại rau, màu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hộ.

          II. KẾ HOẠCH CẢI TẠO VƯỜN TẠP:

          1. Thuận lợi, khó khăn:

          1.1. Thuận lợi:

          UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 25/05/2015 về kế hoạch cải tạo vườn tạp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

          - Trên địa bàn xã hiện có trên 112 ha đất vườn tạp (vườn nhà), với trên 1173 hộ.

          - Việc cải tạo vườn tạp là phát triển kinh tế hộ trong nông thôn, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

          - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, giúp người sản xuất được tiếp cận với các loại giống cây trồng, tiến bộ KHKT mới được ứng dụng vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và nâng cao được thu nhập cho nhân dân.

          1.2. Khó khăn:

          - Phong tục, tập quán sản xuất của các hộ dân còn mang tính thuần túy, đơn giản; việc lựa chọn các loại giống cây trồng và ứng dụng các tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế.

          - Một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ thuật làm vườn. Nhiều hộ dân chưa chịu khó, chưa giám thay đổi cây trồng, tư tưởng còn sợ bị thất bại.

          - Đất đai bị xói mòn rửa trôi nhiều, không bổ sung dinh dưỡng cho đất…. nên đất bị bạc màu, trai cứng, nghèo dinh dưỡng; khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.

          - Cải tạo vườn tạp là quá trình lâu dài, để thay đổi tư duy, nhận thức của người dân cần phải có thời gian dài, lộ trình cụ thể, bước đi phù hợp; đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc và phải kiên trì.

          - Thị trường tiêu thu sản phẩm hẹp, giá cả còn phụ thuộc, giá cả không ổn định còn phụ thuộc vào thương lái.  

          - Vốn trong sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn,  thời gian vay vốn ngắn, chưa được ưu đãi về lãi suất.

          2. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu:

          2.1. Quan điểm chỉ đạo:

          - Mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên phải là nhân tố gương mẫu trong tuyên truyền chủ trương cải tạo vườn tạp, để nâng cao giá trị thu nhập từ sản xuất vườn tạp của hộ.

          - Các cấp ủy, chính quyền từ xã đến thôn phải chung tay vào cuộc, tạo thành phong trào thi đua cải tạo vườn tạp sâu rộng đến mọi nhà, mọi người và các tầng lớp nhân dân, để mọi người hiểu, tham gia hưởng ứng tích cực, nhiệt tình và tổ chức thực hiện hiệu quả ngay từ trong vườn của gia đình mình.  

          - Cải tạo vườn tạp phải triển khai một cách đồng bộ từ các cấp, các ngành đến nhân dân, làm thay đổi nhận thức trong việc cải tạo, sử dụng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất; Đồng thời góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

          - Trên cơ sở kế hoạch , bằng các giải pháp về tiến bộ KHKT, giải pháp vốn đầu tư . phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra; Cần tập trung nguồn vốn đầu tư chỉnh trang kết cấu các hạng mục công trình, cải tạo vườn tạp;  xây dựng được vùng sản xuất chuyên, tập trung theo hướng hàng hóa (Lựa chọn các loại cây trồng để đưa vào sản xuất, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng hộ để đem lại có giá trị cao nhất).

          2.2. Mục tiêu:

          a. Mục tiêu chung:

          - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp, nâng cao giá trị thu nhập.

          - Tranh thủ mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ và chất lượng cải tạo vườn tạp. Phối hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư phát triển, gắn với xây dựng nông thôn mới.

          - Phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai, lao động… xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho quá trình cải tạo vườn tạp từng thôn theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo từng giai đoạn, thời điểm thích hợp; đảm bảo hoàn thành các kế hoạch đề ra.

          b. Mục tiêu cụ thể:

          - Mỗi thôn phải xây dựng thành chương trình hành động và kế hoạch cải tạo vườn tạp cụ thể để thống nhất chủ trương chỉ đạo trong đơn vị.

          - Phấn đấu từ nay cho đến năm 2020 mỗi thôn có từ 1 – 2 mô hình điểm cải tạo vườn tạp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trước mắt trong năm 2016 xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp đầu tư trồng cây bưởi diến, bưởi hồng quang tiến, thanh long ruột đỏ hay đào cảnh với tổng số vốn đầu tư 50 triệu đồng, về cải tạo vườn tạp, làm tiền đề cho việc nhân rộng ra toàn xã trong những năm tiếp theo. Cơ bản người dân nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng nông thôn mới; có 100% hộ gia đình trên địa bàn xã  thực hiện việc bố trí cây trồng hệ vườn tạp phù hợp và mang tính bền vững.

          - Huy động được các nguồn lực của nhà nước, các chương trình, các doanh nghiệp… để phối hợp (giữa nhà đầu tư, nhà khoa học kỹ thuật, nhà quản lý và người dân) xây dựng các mô hình cải tạo vườn tạp, tạo ra sản phẩm cung cấp thường xuyên, đảm bảo chất lượng, có uy tín và bền vững.

          - Trên cơ sở các điều kiện sản xuất đặc thù, trước mắt là sản xuất các sản phẩm cung cấp cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày có chất lượng; đồng thời xây dựng thành các vùng sản xuất thành hàng hóa với các hình thức cải tạo phù hợp:

         

          + Vùng các thôn: Luống Đồng, Thanh Xuân, Quảng Hợp, Thanh Tân, Đồng Xuân, Tân Thịnh, Liên Hiệp, Thịnh lạc, Xóm Đon, Đồng Quan, Đồng Tâm; Cải tạo vườn tạp theo hình thức nuôi, trồng kết hợp như: Nuôi ong dưới tán cây ăn quả; chăn nuôi gà dưới tán cây ăn quả; cải tạo ao thả cá kết hợp trồng cây ăn quả quanh bờ.

3. Kế hoạch cụ thể thực hiện cải tạo vườn tạp:

a. Năm 2016: Tập trung xây dựng kế hoạch và tuyên truyền:

Căn cứ tình hình thực tế hiện nay, trong năm 2016 phấn đấu ban hành Kế hoạch cải tạo vườn tạp, ban hành chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp và tổ chức tuyên truyền trên phạm vi toàn xã. Tập trung xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp bằng việc du nhập các giống cây có chất lượng cao vào trồng như: bưởi diễn, bưởi hồng quang tiến, thanh long ruột đỏ (vốn đầu tư 50 tiệu)

- Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã; các thôn, xây dựng kế hoạch cụ thể  để tổ chức triển khai và thực hiện.

- Ban Tài chính- ngân sách chủ trì phối hợp ban phát triển  NLN tham mưu cho UBND xã ban hành cơ chế chính sách thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp. Trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu và chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm để nhân ra diện rộng.

- Giao ban phát triển NLN chủ trì phối hợp Hội Làm vườn chuyển giao các kỹ thuật cải tạo vườn tạp, phục vụ công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình thực hiện.

- Ban Văn hóa thể thao phối hợp đài truyền thanh xây dựng trang chuyên đề để tuyên truyền trên hệ thống ngành phụ trách,

- Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các phòng, ban ngành có liên quan, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp một cách cụ thể,  theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách để chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải tạo vườn tạp tại cơ sở. Trên cở sở kế hoạch của UBND xã, đề nghị Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các ban  có liên quan tổ chức các hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép với các chương trình hoạt động chuyên môn khác để tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

          - Rút kinh nghiệm và tổ chức hội nghị chuyên đề về mô hình cải tạo vườn tạp cho năm 2016 và các năm tiếp theo: Để có những mô hình cải tạo vườn tạp thật sự có hiệu quả và bền vững; UBND xã sẽ căn cứ vào đăng ký của các xã, trên cơ sở phân tích đánh giá những yếu tố tác động, khả năng thực hiện, các yếu tố về thị trường…; sẽ lựa chọn một số mô hình để tổ chức thực hiện.  

b. Kế hoạch những năm tiếp theo:

Tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền về chủ trương, kế hoạch cải tạo vườn tạp trong toàn huyện. Với nội dung: Các kiến thức cơ bản về bố trí lại cấu trúc, không gian; các biện pháp kỹ thuật và các mô hình cải tạo vườn tạp. Ưu tiên tập trung chỉ đạo cải tạo những thôn kiểu mẫu xây dựng NTM hàng năm.

- Thực hiện việc bố trí lại cấu trúc không gian vườn (chỉnh trang khuôn viên gia đình): Trước hết phát động phong trào trong toàn thể nhân dân, thực hiện việc bố trí lại cấu trúc không gian nhà, vườn như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh, khu nước sinh hoạt; kết hợp tiến hành xây hoặc rào lại khu vườn gia đình (khuyến khích phát triển hàng rào xanh); thực hiện biện pháp dọn dẹp lại khu vườn gia đình, loại bỏ những cây tạp không có giá trị, cỏ dại… bố trí lại các loại cây trồng trong vườn cho hợp lý.

          - Thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp để mở thêm các khâu dịch vụ phục vụ nhân dân trong việc cải tạo vườn tạp (Như: Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật, cung ứng cây trồng mới, tư vấn phòng trừ sâu bệnh hại ...); là cầu nối trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất. Trước mắt năm 2016 sẽ xây dựng  01 HTX dịch vụ NN thực hiện thêm chức năng dịch vụ phục vụ cải tạo vườn tạp của địa phương và các năm tiếp theo triển khai cho các HTXDVNN còn lại để thực hiện.

4. Các giải pháp cải tạo vườn tạp:

          4.1. Công tác tuyên truyền:

          - Tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu đời của người dân; Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trên phạm vi toàn xã.

          - Mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên là một nhân tố gương mẫu  nòng cốt, trong công tác tuyên truyền, vận động, tích cực hưởng ứng, tham gia trong chương trình cải tạo vườn tạp theo chủ trương của huyện; xã Trước mắt là hưởng ứng thực hiện việc cải tạo từ vườn tạp của gia đình mình.

          4.2. Quy hoạch cải tạo vườn tạp theo từng vùng, từng loại cây trồng:

- Việc quy hoạch nhằm tạo ra vùng sản xuất tập trung, cung cấp các sản phẩm với số lượng lớn theo hướng hàng hóa; trên cơ sở nghiên cứu kỹ các đặc tính của đất, điều kiện tự nhiên để hình thành cơ cấu cây trồng hợp lý, liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ toàn huyện của loại hình vườn tạp lâu nay chưa được quan tâm, chú ý.

- Việc quy hoạch phải bám vào quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020, và 5 năm kỳ đầu 2016 – 2020, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

4.3. Giải pháp về đầu tư vốn:

Việc cải tạo vườn tạp thực hiện không phải một lúc, mà được thực hiện từng bước, sự chuyển biến của quá trình cải tạo diễn ra dần dần; vì vậy nguồn vốn cho cải tạo vườn tạp nằm trong tiềm năng kinh tế của hộ gia đình, nhưng mỗi hộ gia đình thì có khả năng kinh tế khác nhau. Do vậy việc cải tạo vườn tạp của mỗi gia đình còn phụ thuộc vào diện tích đất hiện có của hộ; nếu thực hiện trên diện tích với quy mô lớn, thì đòi hỏi kinh phí phải lớn ngoài khả năng của chủ vườn, thì sẽ được huy động theo các nguồn:

 - Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hành CSXH huyện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn về phát triển nông nghiệp theo chu kỳ sản suất từng loại cây trồng, vật nuôi; tăng cường nguồn vốn vay trung và dài hạn, tăng mức vay với hình thức tín chấp.

- Thông qua các tổ chức chính trị xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…bố trí nguồn vốn cho vay để cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế hộ.

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, chương trình xây dựng nông thôn mới (Hạng mục quy hoạch sản xuất nông nghiệp).

4.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ, lao động:

- Ưu tiên công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho nhân dân trong quá trình cải tạo vườn tạp; đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tính chất đất đai để đưa vào sản xuất. Công tác bảo vệ thực vật cần được quan tâm thường xuyên trong quá trình sản xuất, nhất là công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh, dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả; áp dụng biện pháp sản xuất theo chương trình IPM, ICM, chương trình VietGAP….

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và bền vững; giới thiệu các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân trên địa bàn.

- Từng bước nâng cao trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh và khoa học kỹ thuật của hộ gia đình, cá nhân thông qua các lớp tập huấn, tham quan mô hình, qua các kênh thông tin đại chúng, báo chí, mạng…

4.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ:

- Mở rộng quan hệ, tích cực tìm kiếm đối tác trong việc bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp từ vườn cho nông dân.

 - Mở rộng chức năng cho các HTX dịch vụ nông nghiệp, là đầu mối chính trong việc liên hệ tìm kiếm đối tác đầu tư và thực hiện chức năng đầu tư, cầu nối liên kết trong việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ổn định, lâu dài, đảm bảo lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp.

4.6. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước:

- Thực hiện quản lý nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm định hướng phát triển và đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, khắc phục tình trạng phát triển mang tính tự phát.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm đầu vào, nhằm đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước, lợi ích của người sản xuất, doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

4.7. Hình thành, phát triển quan hệ hợp tác giữa các hộ sản xuất:

- Hình thành và phát triển quan hệ hợp tác giữa các hộ sản xuất nhằm  trao đổi kinh nghiệm, trao đổi sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác theo từng loại hình để liên doanh, liên kết trong sản xuất, tạo sức cạnh tranh và ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hạn chế tình trạng ép giá của các tư thương và rủi ro trong quá trình đầu tư sản xuất của các chủ vườn và người đầu tư.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

         A. Trách nhiệm của cán bộ chuyên môn, các ban:

         1. Ban phát triển NLN xã:

         - Xây Dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng loại hình vườn phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, đảm bảo tính khả thi cao. Tham mưu các biện pháp chỉ đạo quá trình cải tạo vườn tạp trên địa bàn xã.

        

         3.Cán bộ địa chính xây dựng-TNMT:

         - Tham mưu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tính khoa học và bền vững. Giám sát việc quản lý sử dụng quỹ đất cho các mục tiêu phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp.

         - Chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo môi trường phát triển mang tính bền vững; thực hiện tốt các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường theo quy định.

         4. Ban Văn Hóa:

         - Chủ trì phối hợp với đài truyền thanh thực hiện việc tuyên truyền trên hệ thống thông tin của đài truyền thanh xã. để quảng bá và tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình biết để thực hiện.

         5. Cán bộ Khuyến nông:

         - Tham mưu xây dựng các mô hình điểm, trong công tác cải tạo vườn tạp theo kế hoạch của huyện. Làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao TBKHKT, công nghệ sản xuất mới để mỗi chủ vườn thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

         - Phối hợp với Hội Làm vườn tổ chức đi tham quan học tập các mô hình tiên tiến trong huyện. Tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, làm rõ những vướng mắc tồn tại, đưa được những mô hình thành công để nhân rộng.

         6. Hội làm vườn xã:

         - Căn cứ kế hoạch của UBND xã, chủ động xây dựng kế hoạch của Hội để triển khai thực hiện; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn Hội viên ở cơ sở thực hiện việc cải tạo vườn tạp đạt hiệu quả cao. 

         - Phối hợp với các phòng, ngành chuyên môn của huyện, Hội làm vườn và trang trại các xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện tốt các mô hình điểm.

         - Phối hợp với trạm Khuyến nông huyện chuẩn bị báo cáo và các điều kiện để UBND huyện tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, làm rõ khó khăn vướng mắc, hạn chế tồn tại, các giải pháp trong thời gian tới, có các mô hình thực hiện thành công để nhân dân học tập và nhân rộng.

         10. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã:

         - Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp đến từng Hội, Đoàn, Chi hội, Chi đoàn và từng đoàn viên, hội viên của mình.

         - Tích cực tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, tham gia tích cực vào phong trào cải tạo vườn tạp ở địa phương.

                   IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG:

         Theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm các thôn, phải có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đề ra, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND xã (bằng văn bản) để theo dõi chỉ đạo, điều hành và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với quá trình thực hiện của từng cơ sở.

         Hàng năm UBND xã tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh, trong quá trình tổ chức thực hiện. Trên cơ sở thực hiện, xét khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong chỉ đạo và thực hiên cải tạo vườn tạp đạt hiệu quả kinh tế cao theo quy định. 

         UBND xã đề nghị các thôn, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất./.

 

Nơi nhận:

- PhòngNông nghiệp & PTNT (B/c);

-Đảng ủy-HĐND (B/c)

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND xã;

-MTTQ, các đoàn thể (p/h)

- 13 thôn(T/hiện);

- Lưu: VT;

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Đình Huấn

 


 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289